| Hotline: 0983.970.780

Quy chế trình tự, thủ tục chuyển giao DN về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Thứ Bảy 10/11/2018 , 13:05 (GMT+7)

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định ban hành Quy chế về trình tự, thủ tục, hồ sơ chuyển giao quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Theo đó, đối tượng chuyển giao là các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, phần vốn mà nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 điều 9 Nghị định số 131/2018/NĐ-CP, cụ thể gồm: Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam; Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; Tổng công ty Viễn thông MobiFone; Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; Tổng công ty Hàng không Việt Nam; Tổng công ty Hàng hải Việt Nam; Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam; Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam; Tổng công ty Cà phê Việt Nam; Tổng công ty Lương thực miền Nam; Tổng công ty Lương thực miền Bắc; Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam; các doanh nghiệp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Việc thực hiện chuyển giao quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và đối với phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp từ Cơ quan chuyển giao về Ủy ban phải tuân thủ các quy định về chuyển giao tại Nghị định 131/2018/NĐ-CP và quy định sau:

Việc bàn giao hồ sơ liên quan đến quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước từ Cơ quan chuyển giao về Ủy ban theo nguyên tắc bàn giao nguyên trạng đối với từng doanh nghiệp chuyển giao, phần vốn nhà nước chuyển giao. Số liệu của hồ sơ bàn giao là số liệu báo cáo tài chính quý, năm của doanh nghiệp được lập gần nhất với thời điểm chuyển giao trong thời hạn chuyển giao theo quy định tại Nghị định 131/2018/NĐ-CP; số liệu về nhân sự là Người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp hiện có tại thời điểm chuyển giao.

Quá trình thực hiện chuyển giao phải đảm bảo nguyên tắc phân công trách nhiệm quản lý doanh nghiệp trong quá trình chuyển tiếp theo quy định tại Điều 3 Nghị định 131/2018/NĐ-CP của Chính phủ, đồng thời phải đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm; có kế thừa tiến độ sắp xếp, chuyển đổi, cơ cấu lại vốn của doanh nghiệp; có sự phối hợp giữa các bên để cùng xử lý các vấn đề phát sinh trong và sau quá trình chuyển giao theo quy định của pháp luật.

Đối với doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện cổ phần hóa hoặc đối với phần vốn nhà nước đang thực hiện chuyển nhượng thì nội dung chuyển giao phải bao gồm kết quả công việc đã thực hiện liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp và chuyển nhượng vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Ủy ban có trách nhiệm tiếp tục chỉ đạo doanh nghiệp triển khai các bước công việc còn lại của quy trình cổ phần hóa, trình tự thực hiện chuyển nhượng vốn nhà nước theo quy định.

Người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, Người đại diện vốn nhà nước đương nhiệm tại thời điểm chuyển giao có trách nhiệm tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật trong quá trình chuyển giao. Ủy ban chủ trì, phối hợp với Cơ quan chuyển giao có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi về tiền lương, tiền thưởng cho Người đại diện vốn nhà nước, Kiểm soát viên từ nguồn do doanh nghiệp chi trả trong quá trình thực hiện chuyển giao. Cơ quan chuyển giao có trách nhiệm xác định số tiền dư quỹ chung về tiền lương, thù lao, tiền thưởng và các lợi ích khác của Người đại diện vốn nhà nước, Kiểm soát viên do doanh nghiệp chi trả đến thời điểm ký Biên bản chuyển giao để chuyển Ủy ban tiếp nhận, quản lý, sử dụng theo quy định.
 

Thời gian thực hiện chuyển giao

Quyết định nêu rõ, bên giao là Người đứng đầu hoặc cấp phó được Người đứng đầu Cơ quan chuyển giao ủy quyền bằng văn bản. Bên nhận là Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp hoặc cấp phó được ủy quyền bằng văn bản. Về thời gian thực hiện chuyển giao, cơ quan chuyển giao có trách nhiệm thực hiện các bước công việc chuyển giao để Ủy ban tiếp nhận quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu tại các doanh nghiệp trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày Nghị định 131/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.

Trong quá trình chuyển giao, trường hợp bất khả kháng do thiên tai, hỏa hoạn, bạo động, đình công, Cơ quan chuyển giao căn cứ tình hình thực tế khắc phục hậu quả, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định thời hạn chuyển giao.

Trường hợp do điều kiện, hoàn cảnh khách quan về thay đổi quy định của Nhà nước nên công tác chuyển giao không thể thực hiện theo đúng thời hạn nêu trên, Cơ quan chuyển giao kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cho phép kéo dài thời gian nhưng tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày hết hạn chuyển giao theo quy định nêu trên.

Xem thêm
Sản phẩm từ mật hoa dừa xuất khẩu chính ngạch sang thị trường thứ 5

Các sản phẩm từ mật hoa dừa do Công ty Sokfarm chế biến đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Mỹ và mới đây là Australia.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm