| Hotline: 0983.970.780

Quy định xử phạt hành vi khai thác rừng trái phép (tiếp theo& hết)

Thứ Năm 23/08/2012 , 11:08 (GMT+7)

Người có hành vi khai thác rừng trái phép sẽ bị xử phạt như thế nào? (tiếp theo và hết)

* Người có hành vi khai thác rừng trái phép sẽ bị xử phạt như thế nào? (tiếp theo và hết)

>> Quy định xử phạt hành vi khai thác rừng trái phép (tiếp theo)
>> Quy định xử phạt khai thác rừng trái phép

4. Đối với than hầm, than hoa; thực vật rừng và bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA:

a) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu gây thiệt hại lâm sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng.

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu gây thiệt hại lâm sản có giá trị từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu gây thiệt hại lâm sản có giá trị từ trên 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu gây thiệt hại lâm sản có giá trị từ trên 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.

đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu gây thiệt hại lâm sản có giá trị từ trên 12.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.

e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu gây thiệt hại lâm sản có giá trị từ trên 18.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

g) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng nếu gây thiệt hại lâm sản có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng.

5. Trường hợp khai thác rừng trái phép đối với cây còn non không xác định được khối lượng, thì đo diện tích bị chặt phá để xử phạt theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này; nếu khai thác phân tán không tính được diện tích thì đếm số cây bị khai thác để xử phạt người vi phạm cứ mỗi cây 50.000 đồng.

6. Trường hợp khai thác trái phép gỗ còn lại rải rác trên nương rẫy, cây trồng phân tán, khai thác tận thu trái phép gỗ trên đất nông nghiệp, tận thu trái phép gỗ nằm, trục vớt trái phép gỗ dưới sông, suối, ao, hồ thì xử phạt theo quy định tại khoản 1 của Điều này.

7. Người có hành vi vi phạm khai thác rừng trái phép còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung; biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm sau:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính.

b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41 Nghị định này.

c) Có thể bị buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đã bị khai thác.

8. Chủ rừng được Nhà nước giao rừng tự nhiên hoặc rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại để quản lý, bảo vệ và sử dụng vào mục đích lâm nghiệp, nếu thiếu trách nhiệm để rừng bị khai thác trái phép cũng bị xử phạt theo quy định tại Điều này.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Quảng Bình phạt 2,8 tỷ đồng từ các vụ vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp

Trong quý I/2024, lực lượng kiểm lâm Quảng Bình dự kiến nộp 2,8 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước từ 272 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.