| Hotline: 0983.970.780

Quy hoạch chồng quy hoạch ở Vĩnh Phúc: Vì sao Thanh tra Bộ Xây dựng chưa động đến?

Thứ Bảy 13/07/2019 , 10:14 (GMT+7)

Đầu tư 80 tỉ đồng để xây Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch tỉnh nhưng tỉnh Vĩnh Phúc buộc phải bỏ hoang toàn bộ công trình.

Như Báo NNVN đã thông tin không chỉ có nhiều sai phạm trong công tác quy hoạch ở cấp huyện, tỉnh Vĩnh Phúc đã quy hoạch và thực hiện quy hoạch, cấp phép xây dựng hàng loạt dự án lớn với diện tích hàng trăm hecta không có trong quy hoạch, phá vỡ quy hoạch, quy hoạch chồng lấn quy hoạch như công viên Văn Miếu, dự án Thiên An Viên, dự án Bệnh viện Sản - Nhi, dự án Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc…

Những dự án vi phạm này từ lâu đã bị báo chí phanh phui nhưng vẫn là cánh cửa để ngỏ vì chưa bị cơ quan chức năng xử lý.

Dự án vi phạm này từ lâu đã bị báo chí phanh phui nhưng vẫn là cánh cửa để ngỏ vì chưa bị cơ quan chức năng xử lý.

Điển hình cho việc quy hoạch dự án sau chồng lấn quy hoạch dự án trước dẫn đến tổn thất nặng nề về kinh tế có thể kể đến "Dự án Đầu tư xây dựng Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc". 

Dự án này được tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại Quyết định số 1729/QĐ-CT ngày 4/6/2008, mục đích nhằm nâng cấp trường Trung học Văn hoá nghệ thuật Vĩnh Phúc thành trường Cao đẳng với kinh phí dự kiến lên tới gần 80 tỉ đồng.

Cảnh hoang tàn trong dự án gần trăm tỉ đồng.

Năm 2011, đơn vị Chủ đầu tư là trường Trung học Văn hoá nghệ thuật Vĩnh Phúc đã tổ chức san nền, xây dựng đồng loạt các hạng mục công trình trên đất như: Nhà lớp học lý thuyết - Hiệu bộ - Hội trường với quy mô 5 tầng, diện tích xây dựng 1.810m2, diện tích sàn xây dựng 5.258m2; Nhà học Âm nhạc - Múa - Tin học - Ngoại ngữ quy mô 3 tầng, diện tích xây dựng 540m2, diện tích sàn xây dựng 1.620m2; Nhà học Mỹ thuật - Thư viện 3 tầng, diện tích xây dựng 540m2, diện tích sàn xây dựng 1.620m2...

Tuy nhiên, khi mọi thứ còn đang dang dở thì công trình này đã buộc phải dừng triển khai do phát hiện có sự “chồng lấn” với dự án đường song song phía Nam đường sắt Hà Nội - Lào Cai đã được phê duyệt trước đó.

Theo đó, diện tích mở đường đi qua công trình xây dựng Trường Văn hóa Nghệ thuật và sẽ chiếm dụng khoảng 3.400 m2.

Công trình đang đi vào hoàn thiện thì buộc phải dừng lại.

Hậu quả là cả một ngôi trường với nhiều công trình, giảng đường đồ sộ đã xây dựng gần xong buộc phải dừng lại và để hoang gần chục năm qua. Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã nhiều lần họp bàn giải quyết mà không ra nổi phương án để xử lý.

Nếu đập đi một công trình gần trăm tỉ đồng xây bằng vốn ngân sách thì ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm cho sự lãng phí ấy? Ngược lại, nếu để công trình tồn tại sẽ không thực hiện được dự án mở đường, ảnh hưởng trực tiếp đến quy hoạch phát triển KT-XH của toàn tỉnh.

“Tiến thoái lưỡng nan” hết nhiệm kì này sang nhiệm kì khác, các lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc chọn giải pháp lảng tránh, lãng quên đi sai phạm.

Rêu mốc đang hủy hoại chất lượng công trình.

Nhưng do khối công trình bỏ hoang quá lớn, quá đồ sộ, chất lượng công trình lại dần xuống cấp rêu mốc, dột nát nghiêm trọng, nên ngày ngày sự lãng phí cứ như chọc mắt nhân dân trong tỉnh. Vì sự phát triển chung, người dân tỉnh Vĩnh Phúc sẵn sàng bớt ăn, bớt mặc, chắt chiu từng đồng bạc nhỏ để đóng thuế xây dựng quê hương vậy mà cán bộ lãnh đạo tỉnh chỉ xổ tay một cái đã tiêu đốt lãng phía gần trăm tỉ đồng ngân sách. Vậy ai là người phải chịu trách nhiệm chính cho sự lãng phí này?

Rất dễ nhận ra, trách nhiệm chính để xảy ra chồng lấn quy hoạch này đương nhiên thuộc về Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc. Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc biết, nhân dân Vĩnh Phúc biết, liệu Thanh tra Bộ Xây dựng có biết không? Nếu biết, vì sao chưa xử lý?

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm