| Hotline: 0983.970.780

Quy hoạch thủy lợi ĐBSCL: Hãy nhìn "mỏ tôm" Hà Tiên

Thứ Hai 30/08/2010 , 11:05 (GMT+7)

Đó là ví dụ cụ thể nhất mà Bộ trưởng Cao Đức Phát nêu ra tại cuộc họp với BCĐ và nhóm thực hiện đề tài “Quy hoạch tổng thể thủy lợi ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng”.

Đó là ví dụ cụ thể nhất mà Bộ trưởng Cao Đức Phát nêu ra tại cuộc họp với BCĐ và nhóm thực hiện đề tài “Quy hoạch tổng thể thủy lợi ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng”.

Dự kiến, bản quy hoạch tổng thể thủy lợi có tác động rất lớn đến đời sống, KT- XH của cả khu vực ĐBSCL với hàng chục triệu nông dân sẽ được “gút” lại vào tháng 10/2010 để trình Chính phủ. Báo cáo với Bộ trưởng Cao Đức Phát và BCĐ, ông Nguyễn Ngọc Anh – Q. Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã trình bày bản quy hoạch tổng thể thủy lợi ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng (BĐKH - NBD).

Bản quy hoạch đã đề xuất các giải pháp ứng phó nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, đời sống và nước sinh hoạt cho 17,2 triệu dân ĐBSCL, trong đó có khoảng 10 triệu dân vùng ngập lũ và 6 triệu dân vùng ven biển. Đảm bảo ANLT quốc gia (ổn định trên 1,78 triệu ha đất lúa theo yêu cầu của Chính phủ), đồng thời đề xuất giải pháp cung cấp nước ngọt, nước mặn ổn định, bền vững cho khoảng 700.000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ và ngọt. Ngoài ra, bản quy hoạch cũng đề xuất giải pháp chống xói lở, bồi lắng, bảo vệ nguồn nước, đồng thời kiến nghị các chương trình và dự án ưu tiên xây dựng theo kế hoạch 5 năm từ 2010 – 2020 và 10 năm từ 2020 – 2050.

Sau khi nghe nghe báo cáo và góp ý của ban chỉ đạo về đề án quy hoạch, Bộ trưởng Cao Đức Phát nêu rõ, ĐBSCL là vùng kinh tế hàng hóa nông sản lớn của cả nước, đặc biệt là vựa lúa quan trọng của thế giới. Vì thế, vấn đề lớn đặt ra cho vùng là phải sớm có đề án quy hoạch tổng thể thủy lợi, làm cơ sở để Bộ NN-PTNT và các địa phương xác định các chủ trương liên quan đến vấn đề phát triển KT- XH giai đoạn 2011 – 2015, đặc biệt là đưa vào kế hoạch 5 năm tại Đại hội Đảng lần thứ XI sẽ họp vào trung tuần tháng 1/2011.

Chính vì tính chất đặc biệt quan trọng, Bộ trưởng khẳng định nhóm đề tài đã tập hợp và xử lý một khối lượng công việc rất to lớn, đã xây dựng được các phương án có cơ sở và giải đáp tương đối rõ các vấn đề lớn đặt ra với quy hoạch thủy lợi ĐBSCL. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng lưu ý nhóm đề tài phải tập trung làm rõ những gì nên làm trong 10 năm tới, phải chỉ ra và kiến nghị với Chính phủ những việc cụ thể chúng ta sẽ làm từ nay đến năm 2020 và đặt trong tầm nhìn đến 2030. Đặc biệt, trong quy hoạch phải chỉ ra các mặt lợi ích và cách thức sử dụng các tài nguyên trong tổng thể tác động từ BĐKH - NBD.

Bộ trưởng nêu ví dụ: “Việc nuôi tôm ven biển đang trở thành một thế mạnh của ĐBSCL, nhất là ở Hà Tiên đang phát triển thành một “mỏ tôm” của cả khu vực và sinh lợi nhuận rất lớn. Thực tế này đã chứng minh chúng ta đã tận dụng linh hoạt hệ thống thoát lũ miền Tây. Vì thế, quy hoạch tổng thể thủy lợi không phải chỉ quan tâm đến ứng phó mà phải chỉ ra được các mặt tích cực để chúng ta có thể tận dụng lợi thế nhằm phát triển KT- XH ngay từ hôm nay”. Ngoài ra, Bộ trưởng cũng yêu cầu bản quy hoạch phải đảm bảo nguyên tắc: Tối ưu về kỹ thuật nhưng phải hiệu quả cao nhất về mặt kinh tế, chấp nhận được về mặt xã hội và tốt về mặt môi trường.

Kết luận, Bộ trưởng yêu cầu chậm nhất vào trung tuần tháng 10/2010 BCĐ và nhóm xây dựng đề tài phải thống nhất các kiến nghị và trình lên Thủ tướng Chính phủ. “Thủ tướng đang rất quan tâm, các địa phương cũng rất mong đợi và cả các tổ chức quốc tế đang rất chú ý việc triển khai công việc này của chúng ta. Hiện Ngân hàng Châu Á, Nhật Bản cũng đã có cam kết những khoản tài trợ lớn cho VN, đặc biệt Ngân hàng thế giới tuyên bố sẽ ủng hộ cao nhất những nỗ lực của Chính phủ VN trong việc chống BĐKH-NBD và hứa sẽ tài trợ. Đây là việc làm rất quan trọng để chúng ta sớm công bố cho cộng đồng quốc tế về quy hoạch tổng thể thủy lợi ĐBSCL, làm cơ sở để họ giúp chúng ta thực hiện” – Bộ trưởng nói. 

Xem thêm
Bình Thuận có Tân Bí thư Tỉnh ủy

Ông Nguyễn Hoài Anh được Bộ Chính trị chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2020 - 2025.

10 năm lực lượng kiểm ngư cùng ngư dân bám biển

Trong 10 năm qua, lực lượng kiểm ngư ngày đêm bám biển, điều động hơn 1.500 lượt tàu tuần tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên các vùng biển Việt Nam.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Hạ Long cải cách hành chính tốt nhất tỉnh Quảng Ninh

Thành phố Hạ Long đã xuất sắc dẫn đầu bảng xếp hạng 3 chỉ số PAR-Index, DDCI, DTI của tỉnh Quảng Ninh năm 2023.

Bình luận mới nhất