| Hotline: 0983.970.780

Quy hoạch thủy lợi ĐBSCL: Hãy nhìn "mỏ tôm" Hà Tiên

Thứ Hai 30/08/2010 , 11:05 (GMT+7)

Đó là ví dụ cụ thể nhất mà Bộ trưởng Cao Đức Phát nêu ra tại cuộc họp với BCĐ và nhóm thực hiện đề tài “Quy hoạch tổng thể thủy lợi ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng”.

Đó là ví dụ cụ thể nhất mà Bộ trưởng Cao Đức Phát nêu ra tại cuộc họp với BCĐ và nhóm thực hiện đề tài “Quy hoạch tổng thể thủy lợi ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng”.

Dự kiến, bản quy hoạch tổng thể thủy lợi có tác động rất lớn đến đời sống, KT- XH của cả khu vực ĐBSCL với hàng chục triệu nông dân sẽ được “gút” lại vào tháng 10/2010 để trình Chính phủ. Báo cáo với Bộ trưởng Cao Đức Phát và BCĐ, ông Nguyễn Ngọc Anh – Q. Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã trình bày bản quy hoạch tổng thể thủy lợi ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng (BĐKH - NBD).

Bản quy hoạch đã đề xuất các giải pháp ứng phó nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, đời sống và nước sinh hoạt cho 17,2 triệu dân ĐBSCL, trong đó có khoảng 10 triệu dân vùng ngập lũ và 6 triệu dân vùng ven biển. Đảm bảo ANLT quốc gia (ổn định trên 1,78 triệu ha đất lúa theo yêu cầu của Chính phủ), đồng thời đề xuất giải pháp cung cấp nước ngọt, nước mặn ổn định, bền vững cho khoảng 700.000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ và ngọt. Ngoài ra, bản quy hoạch cũng đề xuất giải pháp chống xói lở, bồi lắng, bảo vệ nguồn nước, đồng thời kiến nghị các chương trình và dự án ưu tiên xây dựng theo kế hoạch 5 năm từ 2010 – 2020 và 10 năm từ 2020 – 2050.

Sau khi nghe nghe báo cáo và góp ý của ban chỉ đạo về đề án quy hoạch, Bộ trưởng Cao Đức Phát nêu rõ, ĐBSCL là vùng kinh tế hàng hóa nông sản lớn của cả nước, đặc biệt là vựa lúa quan trọng của thế giới. Vì thế, vấn đề lớn đặt ra cho vùng là phải sớm có đề án quy hoạch tổng thể thủy lợi, làm cơ sở để Bộ NN-PTNT và các địa phương xác định các chủ trương liên quan đến vấn đề phát triển KT- XH giai đoạn 2011 – 2015, đặc biệt là đưa vào kế hoạch 5 năm tại Đại hội Đảng lần thứ XI sẽ họp vào trung tuần tháng 1/2011.

Chính vì tính chất đặc biệt quan trọng, Bộ trưởng khẳng định nhóm đề tài đã tập hợp và xử lý một khối lượng công việc rất to lớn, đã xây dựng được các phương án có cơ sở và giải đáp tương đối rõ các vấn đề lớn đặt ra với quy hoạch thủy lợi ĐBSCL. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng lưu ý nhóm đề tài phải tập trung làm rõ những gì nên làm trong 10 năm tới, phải chỉ ra và kiến nghị với Chính phủ những việc cụ thể chúng ta sẽ làm từ nay đến năm 2020 và đặt trong tầm nhìn đến 2030. Đặc biệt, trong quy hoạch phải chỉ ra các mặt lợi ích và cách thức sử dụng các tài nguyên trong tổng thể tác động từ BĐKH - NBD.

Bộ trưởng nêu ví dụ: “Việc nuôi tôm ven biển đang trở thành một thế mạnh của ĐBSCL, nhất là ở Hà Tiên đang phát triển thành một “mỏ tôm” của cả khu vực và sinh lợi nhuận rất lớn. Thực tế này đã chứng minh chúng ta đã tận dụng linh hoạt hệ thống thoát lũ miền Tây. Vì thế, quy hoạch tổng thể thủy lợi không phải chỉ quan tâm đến ứng phó mà phải chỉ ra được các mặt tích cực để chúng ta có thể tận dụng lợi thế nhằm phát triển KT- XH ngay từ hôm nay”. Ngoài ra, Bộ trưởng cũng yêu cầu bản quy hoạch phải đảm bảo nguyên tắc: Tối ưu về kỹ thuật nhưng phải hiệu quả cao nhất về mặt kinh tế, chấp nhận được về mặt xã hội và tốt về mặt môi trường.

Kết luận, Bộ trưởng yêu cầu chậm nhất vào trung tuần tháng 10/2010 BCĐ và nhóm xây dựng đề tài phải thống nhất các kiến nghị và trình lên Thủ tướng Chính phủ. “Thủ tướng đang rất quan tâm, các địa phương cũng rất mong đợi và cả các tổ chức quốc tế đang rất chú ý việc triển khai công việc này của chúng ta. Hiện Ngân hàng Châu Á, Nhật Bản cũng đã có cam kết những khoản tài trợ lớn cho VN, đặc biệt Ngân hàng thế giới tuyên bố sẽ ủng hộ cao nhất những nỗ lực của Chính phủ VN trong việc chống BĐKH-NBD và hứa sẽ tài trợ. Đây là việc làm rất quan trọng để chúng ta sớm công bố cho cộng đồng quốc tế về quy hoạch tổng thể thủy lợi ĐBSCL, làm cơ sở để họ giúp chúng ta thực hiện” – Bộ trưởng nói. 

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm