| Hotline: 0983.970.780

Quy hoạch thủy lợi thích ứng biến đổi khí hậu

Thứ Tư 11/01/2012 , 10:51 (GMT+7)

Biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng đã ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta. VN làm gì để ứng phó hiệu quả trước BĐKH?

BĐKH ngày càng thách thức
Biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng đã ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta. VN làm gì để ứng phó hiệu quả trước BĐKH? NNVN đã trao đổi với tiến sĩ Nguyễn Ngọc Anh, Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam xung quanh vấn đề này.

Nhìn từ góc độ quy hoạch thủy lợi, xin ông cho biết phải làm gì để ứng phó BĐKH?

BĐKH, nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán, động đất, sóng thần đã xảy ra trên thế giới; tác động trực tiếp đến sự phát triển KT-XH của nước ta. Ở ĐBSCL sau khô hạn và xâm nhập mặn thì lũ liên tiếp tác động trực tiếp đến sản xuất ven biển, nhất là nuôi trồng thủy hải sản và nước sinh hoạt cho con người.

Trước những tác động đó, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã được Bộ chủ quản giao cho nhiệm vụ quy hoạch thủy lợi tổng thể ĐBSCL trong điều kiện BĐKH và nước biển dâng từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 và dự đoán đến năm 2100 cũng được xem xét đến. Hiện Viện đã làm xong, trình Bộ chủ quản để Bộ thông qua Chính phủ.

Xin ông nói rõ hơn về quy hoạch tổng thể này?

Trước hết, quy hoạch phải giải quyết được ba vấn đề lớn: Một, giúp các địa phương giải quyết những vấn đề về thủy lợi trước mắt trong 5 năm tới làm thế nào để sử dụng các công trình có hiệu quả nhất trong phát triển KT-XH. Hai, quy hoạch các công trình thủy lợi lớn mang tính liên kết, liên kết vùng để cùng có lợi. Ví dụ như vùng tứ giác Long Xuyên, vùng Đồng Tháp Mười, vùng bán đảo Cà Mau. Ba, xác định khu công trình tương lai chịu tác động BĐKH và nước biển dâng đến sự phát triển ĐBSCL trong 20, 30 năm tới và tầm nhìn đến năm 2050.

Các công trình của ba vùng đan xen nhau không mâu thuẫn với nhau mà vẫn phát huy được tính đặc thù riêng của mỗi vùng. Quy hoạch tổng thể này phải xác định được lợi thế và những tiêu cực do BĐKH gây nên cho từng vùng. Từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể. Ví như bán đảo Cà Mau được xem là vùng chịu ảnh hưởng xấu của nước biển dâng, nên các công trình ở đây phải xây dựng theo hướng thích nghi, đồng thời còn phải xem xét đến sự xâm nhập mặn và cạn kiệt khi mùa khô.

Đối với vùng Đông Nam bộ, Viện đang được giao nhiệm vụ triển khai quy hoạch tổng thể BĐKH và nước biển dâng, sẽ hoàn thành vào giữa năm 2012. Quy hoạch này phải trả lời được những vấn đề chính sau: Một, BĐKH có tác động như thế nào đến chất lượng nước thượng lưu sông Đồng Nai. Hai, vận hành các hồ chứa nước ở thượng lưu như thế nào để vừa không làm giảm sản lượng điện vừa tăng được hiệu quả phòng chống thiên tai. Vị trí, tầm quan trọng của hai hồ chứa Trị An và Dầu Tiếng cũng được xem xét kĩ hơn. Ba, hướng tổng thể chung đối với thoát lũ chống ngập cho vùng hạ lưu trong đó có TP.HCM. Bốn, các công trình chứa nước trong lưu vực và liên lưu vực được đặt ra như thế nào, hiệu quả ra sao? Ví dụ phải xem xét khả năng tiêu thoát lũ ở sông Sài Gòn, Đồng Nai, Vàm Cỏ...

Trước thực tế đó, chúng ta đã hợp tác với các nước cùng chung sông Mê Kông như thế nào?

Hiện tại, ngoài hợp tác quốc tế giữa nước ta với Hà Lan ở dự án quy hoạch tổng thể, Viện cũng có dự án phát triển nông nghiệp bền vững các tỉnh ven biển ĐBSCL. Dự án hợp tác với Jica (Nhật Bản) kéo dài 2 năm, đã thực hiện được hơn 1 năm. Dự án này chú trọng phát triển hai vấn đề chính: Xem xét tổng thể phát triển quy hoạch thủy lợi 7 tỉnh ven biển trong điều kiện BĐKH và nước biển dâng. Qua thực tế từng tỉnh sẽ lựa chọn phương án kĩ thuật công trình thích hợp, có xét đến nét đặc thù của từng tỉnh.

Ngoài ra Viện còn mở rộng quan hệ hợp tác với các Viện, trường đại học trong nước như: Viện Di truyền Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ để thực hiện dự án phát triển lúa trong điều kiện BĐKH và nước biển dâng. Bên cạnh đó Viện tiếp tục hợp tác thông qua Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam trong việc xem xét tác động của sự phát triển thượng lưu đối với ĐBSCL...

Để triển khai chiến lược, Viện đào tạo cán bộ khoa học chuyên ngành ra sao?

Con người được đào tạo một cách bài bản là vốn quý. Nhận thức rõ điều này, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã đưa ra nhiều chính sách nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trong đó đặc biệt chú trọng đến những cán bộ trẻ, có năng lực cũng như những kĩ sư mới vào làm việc. Việc tích lũy kinh nghiệm thực tế của các cán bộ đầu ngành được đặt lên hàng đầu trong việc tái đào tạo theo hướng nâng cao.

Đến nay đã có 30-40% cán bộ của Viện đã làm việc trực tiếp, 60-70% kĩ sư, cán bộ nghe hiểu và tiếp xúc được với chuyên gia nước ngoài. Viện đã có những chính sách thưởng kinh phí đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ngoài nước khi các kĩ sư tìm được các suất học bổng. Đồng thời Viện cũng trả lại 100% kinh phí đào tạo thạc sĩ trong nước, khi cán bộ kĩ sư có giấy chứng nhận đã qua trường lớp đào tạo.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Long trọng kỷ niệm 120 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Ngày 17/4, tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.

Bộ NN-PTNT đứng đầu về chỉ số cải cách công vụ

Với số điểm đạt 94,4%, Bộ NN-PTNT đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ về chỉ số cải cách chế độ công vụ trong bảng xếp hạng PAR Index 2023.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.