| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 18/07/2017 , 06:30 (GMT+7)

06:30 - 18/07/2017

'Quy tắc ứng xử' cho cán bộ chưa 'xuống' đến quận Thanh Xuân!?

Các cán bộ, công chức Thủ đô phải thực hiện theo Quy tắc ứng xử dành cho cán bộ, công chức, viên chức thủ đô & cùng với người dân thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng.

Nhưng bà Phó chủ tịch UBND quận Thanh Xuân và người dân bán hàng có đọc bộ Quy tắc này không?

17-04-40_qun_thnh_xun
Ảnh minh họa

Ngày 25/1/2017, UBND TP Hà Nội ra Quyết định số 522/QĐ-UBND, ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, để định hướng cho cán bộ các chuẩn mực trong giải quyết công việc với tổ chức và công dân, trong gia đình và xã hội.

Theo đó, cán bộ, công chức phải gương mẫu chấp hành và vận động người dân thực hiện các nội quy, quy tắc nơi công cộng. Ngày 10/3/ 017, UBND TP Hà Nội ra Quyết định số 1665/QĐ-UBND, ban hành Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội, cho các tổ chức và cá nhân làm việc, sinh sống, công tác, tham quan, học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó, mọi người cần tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật; nội quy, quy tắc nơi công cộng; tôn trọng không gian chung của cộng đồng; ứng xử lịch thiệp, thân thiện, nhã nhặn, đúng mực; không chiếm dụng vỉa hè, lòng đường; không tự tiện sử dụng không gian, phương tiện, công trình công cộng vào mục đích cá nhân, không đúng quy định…

Vụ bà Phó chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) khi cùng đồng nghiệp đi ăn trưa, đỗ xe ô tô trước cửa hàng của dân nên xảy ra cãi cọ, rồi làm xảy ra những hệ quả khác của câu chuyện, đã nói lên một điều: nội dung của cả 2 bộ “Quy tắc ứng xử…” của thành phố Hà Nội, chưa đi vào thực tế cuộc sống. Bà Phó chủ tịch  quận Thanh Xuân – Hà Nội có đọc và hiểu, chỉ cần 1 bộ “Quy tắc ứng xử…” không? Còn người dân bán hàng trong vụ này, có đọc bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội, hay không? Chắc là cả 2 bên đều không. Vì nếu có đọc và thực hiện đúng theo đó, tức là đỗ xe ô tô đúng quy định, tức là cả 2 bên đều ứng xử lịch thiệp, nhã nhặn, đúng mực, thì đã không xảy ra vụ lùm xùm giữa bà Phó chủ tịch quận cùng người bạn của bà cãi nhau với người dân bán hàng.

Vấn đề là, cả 2 bộ Quy tắc ứng xử (Quy tắc ứng xử nơi công cộng và Quy tắc ứng xử dành cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố), đều chỉ mang tính khuyến cáo. Các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại 2 bộ “Quy tắc ứng xử” này, tùy mức độ, sẽ bị nhắc nhở, phê bình công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Như vậy, việc thực hiện hiệu quả hay không, phụ thuộc rất nhiều vào công tác truyền thông, vào việc tuyên truyền, vận động của các cấp chính quyền, đoàn thể và ý thức của người dân.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nếu chỉ trông chờ vào sự tự giác của mọi người thì rất khó có thể thực hiện tốt các bộ quy tắc này. Vì chưa có chế tài xử lý. Ngày 3/2/2017, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND tổ chức thực hiện “Năm kỷ cương hành chính 2017”, trong đó có công tác thanh tra, kiểm tra cán bộ, công chức, viên chức về Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức. Chỉ thị này hình như chưa “xuống” đến quận Thanh Xuân (!).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm