| Hotline: 0983.970.780

Quỹ Thiện Tâm và NNVN cứu trợ gạo tại Bắc Kạn

Thứ Hai 07/06/2010 , 09:04 (GMT+7)

Ngày 4/6 vừa qua, Qũy Thiện Tâm (Cty Vincom) và báo NNVN tiếp tục lên đường cứu trợ cho 200 hộ dân (mỗi hộ 20kg) ở xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, trong chương trình "Cứu trợ mùa giáp hạt".

Phát gạo cho bà con Phúc Lộc
Ngày 4/6 vừa qua, Qũy Thiện Tâm (Cty Vincom) và báo NNVN tiếp tục lên đường cứu trợ cho 200 hộ dân (mỗi hộ 20kg) ở xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, trong chương trình "Cứu trợ mùa giáp hạt".

Phúc Lộc có 19 thôn bản, bản xa nhất cách trung tâm xã tới 14 km đường núi. Ông Hoàng Văn Giang, Phó Chủ tịch xã Phúc Lộc kể với chúng tôi một chuyện buồn rằng, tỷ lệ nghèo của xã còn tới 53,6%; vừa rồi báo cáo 70 hộ đói đứt bữa từ 1 đến 3 tháng để cứu tế nhưng cấp trên không tin nên  cho người đi thẩm tra lại, cuối cùng con số người cần hỗ trợ giáp hạt còn hơn thế rất nhiều. Như gia đình anh Dương Văn Lình ở Phia Khao, không đủ ăn bao giờ. Nghe nói có phát gạo cứu trợ, mới 4 giờ sáng đã đập cửa ầm ầm nhà cán bộ văn hoá xã. Tưởng có chuyện động trời gì xảy ra, vị cán bộ mới sấp ngửa, dụi mắt bật dậy hỏi, Lình chỉ bảo: “Phát gạo cho tao đi, đói quá rồi”.

Bốn bản người Mông không có ruộng, chỉ có ít đất trồng ngô, 100% gia đình nghèo. Nhiều người Mông mùa này đói quá, phải đi làm thuê đào từ củ sắn, nhặt từng nhánh củi bán lấy tiền mua cái ăn. Những bản thấp của người Tày, Nùng còn có ít ruộng nước, cũng chỉ trồng được một vụ, năng suất rất thấp. Đời sống, dân trí cũng thấp nốt. Như ở bản Phia Khao (tiếng Mông có nghĩa là đá trắng), trưởng bản đẻ liền tù tì 13 đứa con. Cán bộ xã hốt quá, phải lấy tư cách đảng viên ra khuyên nhủ, “doạ” phải kế hoạch hoá gia đình nhưng nghe đến chuyện thôi đẻ, ông sừng sừng lên, đòi mang… trả lại thẻ đảng. Trưởng bản còn thế nên dân bản càng được dịp sòn sòn. Trong một mái nhà, mẹ đẻ, con dâu đẻ cũng là điều bình thường ở Phúc Lộc.

Chờ đợi nhận gạo

Hỏi chuyện đẻ nhiều thế có khổ không? Nhiều người cười hờ hờ, lắc đầu: “Không khổ! Không khổ!”. Dường như với nhiều người dân ở đây họ không có khái niệm sướng hay khổ nó khác nhau thế nào. Nhiều gia đình cả tháng trời miếng mỡ, bát nước mắm không hề xuất hiện trong bữa ăn bởi đó là những thứ quá xa xỉ. Họ chỉ biết đến ngô và rau. Ăn để cho no cái bụng, để không bị chết thôi chứ không có gì dinh dưỡng, là ngon miệng cả.

Hết chuyện đẻ đến chuyện sản xuất. Một nửa diện tích ở Phúc Lộc là trồng giống ngô địa phương, mỗi hốc tra 5-7 hạt vào, cây cao nghều, không có mấy hạt. Ngô lai bà con cũng trồng như ngô địa phương, nghĩa là không có phân bón, năng suất không cao đã đành lúc thu hoạch con mọt lại hay ăn, không để được lâu như ngô địa phương, thành thử dân cũng không hào hứng. Trên cho giống lợn máu ngoại mới cai sữa, bà con về chăn thái thân chuối to sù sù, ngô quăng cả bắp, sắn quăng cả củ, lợn con không ăn tranh được với những con lợn bản thành thử cứ suy dinh dưỡng, teo tóp rồi dần dần vào…nồi. Hướng dẫn dân nuôi gà công nghiệp ở những bản vùng cao nhưng họ không có điện thắp để úm, gà con cũng thi nhau chết sạch. Hỗ trợ phân bón để tăng năng suất cây trồng, nhiều người vác về dọc đường nặng nhọc quá, bỏ cả phân để đấy, đi về người không. Mấy hôm sau ra tìm, sau cơn mưa lớn, bao phân tan xuống đất gần hết.

Nụ cười của trẻ

Hủ tục còn khiến cho phận người ở Phúc Lộc lắm nỗi mịt mờ. Có anh chàng người Mông thổi khèn hay đến nỗi xã cử đi thi ở huyện, chỉ chụp ảnh với một cô cầm ô múa phụ hoạ mà vợ lên cơn ghen đến nỗi phải ban ngành, đoàn thể hoà giải mãi mới nguôi. Nguôi thì nguôi vậy, nhưng lâu lâu, nóng trong người chị vợ lại đem chuyện chụp ảnh chung của chồng ra mà chì chiết. Anh chồng tức quá, không biết lấy gì ra để chứng minh sự trong sạch đành ăn cả nắm lá ngón mà chết. Chủ tịch Hội đoàn thể ở xã đi công tác xã hội lắm, chồng tức quá bảo: “Mày mà đi nữa tao ăn lá ngón chết”. Tưởng chồng doạ dẫm chơi chơi ai ngờ anh ta ăn lá độc chết thật. Một chị cùng chồng đi chợ về, chồng say rượu nằm lì ở ngoài đường, vợ nóng ruột chuyện mấy đứa con chưa có cái ăn, mấy con bò chưa người bứt cỏ liền chạy về trước. Mở mắt tỉnh dậy, chồng không thấy vợ đâu hùng hổ về nhà đánh vợ đến nỗi máu từ lỗ tai, lỗ mũi trào ra thiếu chết. Hỏi tại sao đánh vợ, anh ta điềm nhiên bảo: “Nó bỏ tao say rượu nằm ngoài đường về cắt cỏ cho mấy con bò. Thế thì nó coi con bò to hơn tao à?”.

Ông La Xuân Tiến, Bí thư Đảng uỷ xã nói: “Cây ngô giờ gần trổ cờ, cây lúa chưa có hạt, đồng bào khó khăn thiếu lương thực, nhiều hộ gia đình phải đi làm thuê đủ thứ để kiếm sống hàng ngày. Chính quyền địa phương đã đề nghị UBND huyện trợ cấp cứu đói được 70 hộ đặc biệt khó khăn nhưng vẫn còn hơn 200 hộ chưa nhận được hỗ trợ. Sự giúp đỡ của Quỹ Thiện Tâm và Báo NNVN đã giúp chính quyền địa phương tháo gỡ những khó khăn trước mắt, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn ở địa phương”.

Ông La Văn Chinh ở bản Phia Khao, 76 tuổi hôm nay cũng đi nhận gạo thật sớm. Tuổi cao, sức yếu, còn có hai ông bà ở với nhau, trong bao ngô đã gần hết nên khi được phát gạo ông lão thật vui. Bà La Thị Kia 62 tuổi, nhà 5 người, vẫn phải đi làm thuê lấy củi, đào sắn cười với tôi một nụ cười toàn… lợi. Bà vui cũng phải thôi, răng rụng hết rồi mà ngô, sắn ăn cứng lắm, đã lâu rồi, nhà bà mới có gạo để thổi. Tối nay, bà phải bảo với con rằng, nấu cơm thật nhiều, thật mềm để bà có thể ăn một bữa thật no… 

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm