| Hotline: 0983.970.780

Quy trách nhiệm cá nhân về lãng phí!

Thứ Tư 19/06/2013 , 09:31 (GMT+7)

Theo ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Huỳnh Thế Kỳ thì hiện trạng lãng phí ở nước ta không kém gì tham nhũng...

Ngày 18/6, Quốc hội tiếp tục làm việc tại Hội trường với 2 nội dung quan trọng. Một là biểu quyết thông qua Luật khoa học và công nghệ (sửa đổi) và biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2013 của Quốc hội. Hai là, Quốc hội thảo luận về 2 dự án Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng.

Về dự án Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi), có ý kiến đề nghị cần cân nhắc thêm về tên gọi. Còn phạm vi, đối tượng điều chỉnh của dự luật, các ĐB cho rằng quá rộng cả khu vực công, khu vực tư, cả Nhà nước và nhân dân, cả sản xuất và tiêu dùng. Các ĐB đề nghị tập trung quy định các hành vi thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng quản lý ngân sách Nhà nước, tài sản, tài nguyên của đất nước.


Dự án NM giấy Châu Lộc (Thanh Hóa) xây dựng 7 năm nay vẫn chưa xong

ĐB Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) cho biết: Nhiều lĩnh vực đang phát triển theo phong trào và quy mô không gắn với chất lượng, không cân đối cung cầu xã hội, cung cầu nguồn nhân lực, gây lãng phí rất lớn. Do đó, nếu không làm rõ nhiệm vụ của từng cá nhân để xảy ra hậu quả lãng phí tiền bạc, thời gian thì những quy định trong dự thảo luật vừa thiếu, vừa khó đi vào cuộc sống.

Kiến nghị nên sửa tên gọi của Luật, ĐB Phạm Đức Châu (Quảng Trị) cho rằng tiết kiệm và lãng phí là hai khái niệm ngược nhau và nhận được thái độ cũng trái ngược nhau của Nhà nước và xã hội. Do đó đề nghị luật này lấy tên gọi là Luật Phòng, chống lãng phí.

ĐB Cao Thị Xuân (Thanh Hóa cho rằng sự lãng phí bắt nguồn từ người quyết định quy hoạch, quyết định đầu tư sai trái và không ít trường hợp đằng sau đó là những động cơ vụ lợi nhưng luật pháp hiện hành chưa bóc tách được và chưa cụ thể hóa được trách nhiệm của cá nhân gây ra lãng phí. Khi xảy ra hậu quả lãng phí thì người đứng đầu lại núp bóng an toàn trong các chủ trương của tập thể hoặc vô can vì pháp luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đang còn quy định rất chung chung.

ĐB Cao Thị Xuân nhấn mạnh: “Việc sửa đổi, bổ sung lần này phải quy được trách nhiệm cá nhân nếu để xảy ra lãng phí, thất thoát. Phải dứt khoát trong truy cứu trách nhiệm của cá nhân gây ra hậu quả lãng phí, thậm chí là cả trách nhiệm hình sự”.

Kém gì tham nhũng

Theo ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Huỳnh Thế Kỳ thì hiện trạng lãng phí ở nước ta không kém gì tham nhũng, nhưng chế tài chưa được quan tâm đúng mức. Tham nhũng có con người cụ thể, bỏ tù được, rồi quy ra bao nhiêu tiền, từ thanh tra, điều tra, truy tố đến xét xử, bao nhiêu chuyện rõ ràng, thu hồi được. Còn lãng phí nó vô cùng, không định lượng được. Cho nên tôi đề nghị xây dựng thành Bộ luật Phòng chống lãng phí.

Thực tế có rất nhiều lễ khởi công làm linh đình quá, tốn kém quá. Ngày lễ kỷ niệm, ngày truyền thống cũng làm linh đình, gần đây lại thêm hội chứng Festival rất tốn kém. Tất nhiên mình tôn vinh lịch sử, quảng bá tiềm năng địa phương, kêu gọi đầu tư nhưng làm sao phải có ý nghĩa tiết kiệm.

Lãng phí về thời gian làm việc thì không quy ra tiền được. Bây giờ nhiều Bộ, nhiều ban, ngành, nhiều hội làm không hết việc nhưng ngược lại cũng có những ban, những hội không thể viết được báo cáo công tác ngày vì có làm gì đâu, điều đó liên quan đến cơ chế tổ chức bộ máy. “Các cơ quan chức năng của Đảng, của Chính phủ nên nghiên cứu bố trí lại hệ thống bộ máy và tổ chức. Tôi nghĩ nhiều ban có thể nhập lại thành một ban, nhiều hội có thể nhập lại thành một. Bây giờ bộ máy phình ra quá, thậm chí ở Trung ương còn phình hơn ở dưới, giống như cái nón để ngược, tất cả bao nhiêu công việc dồn hết cho xã, phường, và cho thôn” - ĐB Kỳ kiến nghị.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm