| Hotline: 0983.970.780

Quỹ trợ tang Đông Xuyên

Thứ Tư 15/09/2010 , 11:18 (GMT+7)

Quỹ trợ tang như một "quy ước ngầm" bất thành văn luôn được người dân Đông Xuyên thực hiện nghiêm túc.

Hàng năm, những con em của làng đỗ đạt, có thành tích xuất sắc đều được tôn vinh tại Đền Văn Miếu

Nằm cuối hạ lưu sông Bồ, làng Đông Xuyên (xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên- Huế) được hưởng đặc ân của dòng sông mẹ bồi đắp phù sa cho biền bãi. Từ lâu, những giọt phù sa lắng đọng kia đã hun đúc thôn dân nơi đây lập nên Quỹ trợ tang như một nét văn hoá thấm nhuần tình người, tình tương thân tương ái!

Được thành lập hơn 500 năm trước, làng Đông Xuyên ghi dấu ấn của chúa Nguyễn Hoàng khi bước đầu mở cõi về phương Nam. Xưa kia, Đông Xuyên là một trong 12 làng thuộc tổng trấn An Thành, nên nơi đây còn lưu giữ được Đền Văn Miếu thờ Khổng Tử. Hàng năm, những người con đỗ đạt, có thành tích xuất sắc của làng đều được tôn vinh ở Đền Văn Miếu.

Dẫn chúng tôi, dạo một vòng quanh làng, những con đường bê tông kiên cố dẫn vào tận ngõ nhà mỗi thôn dân nơi đây, ông Nguyễn Văn Chí, Trưởng thôn Đông Xuyên, không giấu niềm tự hào: "Đông Xuyên sau 8 năm được công nhận là Làng văn hoá cấp tỉnh đã có những thay đổi rõ rệt về đời sống vật chất cũng như tin thần. Đặc biệt, gần 30 năm qua, thôn dân Đông Xuyên vẫn duy trì được Quỹ trợ tang thông qua Hội Bảo thọ của làng để kịp thời hỗ trợ cho những gia đình trong làng khi có người đau ốm, tang chế.

Quỹ trợ tang như một "quy ước ngầm" bất thành văn luôn được người dân Đông Xuyên thực hiện nghiêm túc. Chính những quy ước nghiêm ngặt đó cộng với bản chất cần cù, thấm đẫm tình người đã góp phần thúc đẩy Đông Xuyên trở thành một trong những làng nông thôn mới tiêu biểu của tỉnh. Cụ Trịnh Ngọc Báo, Hội trưởng Hội Bảo thọ của làng cho hay, cứ mỗi gia đình đều đóng 1kg thóc/khẩu, một năm qua 2 mùa vụ thì đóng hai lần. Số thóc trên sẽ được đóng góp vào công quỹ của hội. Đây là quy ước chung nên người dân trong thôn Đông Xuyên đều nhiệt thành thực hiện.

 Khi trong thôn có người đau ốm hay tang chế, sẽ được hỗ trợ 300 kg thóc (với trị giá hiện nay tương đương với 1,5 triệu đồng). Tuỳ theo nguyện vọng của mỗi gia chủ mà có thể được hỗ trợ tiền hay thóc gạo. Anh Trịnh Ngọc Lưu, một người dân trong làng vừa có người thân mất cách đây ít ngày, được quỹ trợ tang trong làng hỗ trợ, giọng đầy xúc động: "Dù quỹ hỗ trợ một hạt thóc hay một triệu đồng thì đó cũng là cái tình người của bà con lối xóm. Trong lúc tang gia bối rối, có được sự chung tay góp sức của mọi người thì đó là sự tương trợ, đóng góp lớn nhất cho mỗi gia đình khi có việc hiếu sự rồi".

Quỹ trợ tang được bắt nguồn từ tấm lòng chân chất của mỗi người con nơi vùng đất lúa Đông Xuyên. Cụ Báo tâm sự: "Với đặc thù sản xuất nông nghiệp, từ sau mới giải phóng đời sống vô vàn khó khăn. Nhiều gia đình khi có người đau ốm, bệnh tật hay tang chế phải chạy vạy khắp nơi mới lo được chu toàn. Dẫu biết nghĩa tử là nghĩa tận song hạt gạo phải xoay từng bữa thì làm sao mà lo cho trọn tình trọn nghĩa được".

 Với vai trò là người có uy tín trong làng, cụ Báo đã đứng ra vận động thành lập Quỹ trợ tang, mỗi người đóng góp một ít, tích tiểu thành đại. Hạt thóc một nắng hai sương mới làm nên được, đóng góp nó vào quỹ trợ tang như một nghĩa cử cuối cùng dành cho một đời người vậy. Trong khi một tập tính quen thuộc của người dân vùng đất cố đô là việc ma chay thường kéo dài, ảnh hưởng đến bà con lối xóm. Ở Đông Xuyên, không chỉ quy ước về khoản thu cho mỗi gia đình, mà người dân còn thống nhất với nhau việc tang chế chỉ kéo dài trong 48 giờ đồng hồ, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như ổn định cuộc sống cho mỗi gia đình khi có việc hiếu sự.

Với sự đóng góp nhiệt thành của người dân Đông Xuyên, Hội Bảo thọ còn trang bị hẳn xe đưa đang trị giá 30 triệu đồng nhằm phục vụ cho việc ma chay của làng. Đông Xuyên từ lâu được thôn dân làng khác gọi với cái tên thân thuộc là "làng tử tế". Chính mỗi tên đất, tên làng đó góp phần thể hiện nên những giá trị truyền thống chan chứa tình người mà không phải bất cứ một vùng đất nào cũng có được.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm