| Hotline: 0983.970.780

Quý tử!

Thứ Hai 18/10/2010 , 10:59 (GMT+7)

Ở cái xóm nghèo vùng nông thôn bán sơn địa này ai cũng khen ông bà Thìn ăn ở hiền lành, chịu thương chịu khó.

Hồi chống Mỹ, ông Thìn đi bộ đội tham gia chiến đấu mấy năm ở các mặt trận trọng điểm và khốc liệt, bị thương ở chiến trường Quảng Trị, sau đó được cho ra Bắc phục viên. Một thời gian sau ông mới cưới bà, người mà ông đã hò hẹn từ trước khi đi vào Nam đánh giặc, thành thử ra lúc hai người xây dựng gia đình với nhau thì cả hai đều đã cứng tuổi.

Ông bà cũng hiếm muộn, phải mất gần bốn năm sau khi cưới họ mới sinh được một cậu con trai, tên là Hoàng. Ngày còn bé, Hoàng nổi tiếng nghịch ngợm. Các thầy cô giáo và bà con lối xóm thường xuyên phải mách với ông bà Thìn về các trò phá phách tinh quái do cậu quý tử gây ra. Tỉ như các trò đi chăn trâu thì thả rông để cho trâu phá vườn đậu của người khác, còn Hoàng thì vào đồi mía bẻ trộm mía ăn vô tội vạ. Ngồi trong lớp thì không tập trung nghe giảng, còn bắt thằn lằn bỏ vào cặp sách các bạn gái, bị thầy giáo nhắc nhở thì nhân giờ ra chơi đổ mực tím vào ghế của thầy…

Ông Thìn tính cương nghị lại nóng tính, nên mỗi lần như thế ông thường nọc Hoàng ra đánh những trận thừa sống, thiếu chết. Bị bố đánh nhiều đến mức Hoàng trở nên dạn đòn, không còn biết sợ là gì. Có những hôm, Hoàng trân trân đứng để cho bố dùng roi mây, rồi roi gai tre đực chập ba, bốn cành lại đánh tới tấp đến rớm cả máu trên người mà Hoàng vẫn không khóc.

 Ngược lại với chồng, bà Thìn vì quá thương yêu cậu con trai duy nhất, nên nhu mì, dễ dãi… Bà thường bỏ qua các lỗi của con, không đả động đến hoặc chỉ nhắc nhở Hoàng nhẹ nhàng cho qua chuyện. Do sợ ông Thìn đánh con, khi ai đó mách lỗi của Hoàng thì bà giấu chồng và tìm lý do lấp liếm với mọi người, vì thế Hoàng ngày càng trở nên lộng hành, làm những chuyện càn quấy…

Với cách giáo dục con trái chiều ấy của vợ chồng ông bà Thìn, Hoàng hình thành một tính cách chây ì, vô kỷ luật, lì lợm và cục tính. Đến năm Hoàng học hết cấp 2 thì cậu ta trở nên hết sức quá quắt, không chịu nghe lời cha mẹ, thầy cô, chỉ làm những việc gì cậu ta muốn. Nhà trường kỉ luật lên, kỉ luật xuống, thầy hiệu trưởng muốn đuổi học Hoàng nhưng không nỡ vì cha Hoàng là thương binh.

Ông bà Thìn mất ăn mất ngủ vì lo lắng mỗi khi nghĩ tới con. Bàn đi tính lại, ông bà quyết định gửi Hoàng cho người em họ là công an hình sự trên thành phố để nhờ ông này “cải tạo”. Mấy năm học cấp 3, nhờ sự sát sao của người chú nghiêm khắc nên tính Hoàng cũng trở nên thuần hơn. Sau ba năm học phổ thông “bình an vô sự”, Hoàng thi đại học, kết quả cộng cả điểm ưu tiên vùng miền, lẫn ưu tiên con thương binh, Hoàng đỗ vào nguyện vọng hai của một trường đại học công lập ít tên tuổi ở Hà Nội...

Ngày Hoàng học xong, chỉ còn đợi giấy báo tốt nghiệp nữa, ông bà Thìn mừng lắm, họ coi như việc trồng cây của mình đã hoàn tất, sắp đến ngày hái quả. Nhưng cũng như câu tục ngữ trong nghề nông “ba năm trông cây không bằng một ngày trông quả”… Đến khi hai vợ chồng người nông dân cả đời vất vả vì con, gần chạm vào cái “quả ngọt” mà họ dày công vun trồng, chăm bón thì Hoàng lại gây chuyện.

 Đó là ngày Hoàng lên trường lấy bằng tốt nghiệp, liên hoan chia tay cùng bạn bè, cậu ta uống khá nhiều rượu. Khi về, trời đã nhá nhem tối, Hoàng cùng hai người bạn nữa bắt taxi ra ga tàu cho kịp chuyến về quê. Vì nghi ngờ tài xế taxi đi lòng vòng và tính gian tiền cước, nhóm của Hoàng không trả tiền. Hoàng không kiềm chế được bản thân, cái máu yêng hùng khi xưa bấy nay ngủ yên trong người Hoàng đột nhiên được dịp trỗi dậy. Hoàng đập tan cửa kính, đèn và làm bẹp vỏ xe ô tô. Đến mức này thì hãng taxi phải mời công an vào cuộc. Hoàng bị buộc phải bồi thường 50 triệu, nếu không sẽ phải đối mặt với việc bị truy tố.

Ông bà Thìn khi hay tin dữ về hậu quả mà cậu con trai của họ gây ra đã vô cùng choáng váng, nhưng ngay sau đó, họ phải tính chuyện bán mảnh vườn hương hỏa của cha mẹ để lại, lấy tiền trả nợ đậy cho con...

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm