| Hotline: 0983.970.780

Quyền giám sát hình ảnh cá nhân

Thứ Năm 14/07/2011 , 09:59 (GMT+7)

Tất cả mọi bình luận, dù nhìn góc độ nào, cũng đều có ích cho nhận thức của xã hội về quyền của cá nhân đối với hình ảnh.

Vụ “cô gái vườn bưởi” Huỳnh Thị Thu Trang khởi kiện nhà nhiếp ảnh Nguyễn Vinh Hiển và đòi bồi thường 200 triệu đồng, được thụ lý tại Tòa án Nhân dân tỉnh Vĩnh Long,  thực sự gây xôn xao dư luận (xem NNVN  số 137, 138). Tất cả mọi bình luận, dù nhìn góc độ nào, cũng đều có ích cho nhận thức của xã hội về quyền của cá nhân đối với hình ảnh.

>> Quanh vụ ''Thôn nữ kiện nhiếp ảnh gia''
>> Vụ kiện bản quyền hình ảnh gây xôn xao

Trước hết, cần xác định hình ảnh cá nhân được giới hạn như thế nào? Đó là những hình ảnh mang tính chất tư liệu về gia đình, tuổi thơ, công việc mà cá nhân làm chủ sở hữu hoàn toàn, có quyền biếu tặng hoặc có quyền tiêu hủy. Có nghĩa, những hình ảnh ấy đã được cá nhân thuê người chụp, hoặc có sự thỏa thuận rõ ràng về bản quyền với người chụp.  

Nhà nhiếp ảnh Nguyễn Vinh Hiển đã chụp ảnh những hình ảnh liên quan đến vụ kiện khi Huỳnh Thị Thu Trang học phổ thông vào năm 2003, ban đầu để in vào một số ấn phẩm địa phương, sau đó in trên vài tờ báo. Chính nhân vật trong ảnh đã cảm thấy vinh dự vì điều đó, thì tại sao lại có sự mâu thuẫn hôm nay?  

Nhân vật trong ảnh cho rằng “những trường hợp sử dụng tùy tiện hình ảnh của tôi với mục đích tùy thích sẽ làm ảnh hưởng lớn đến đời sống cá nhân của tôi, xâm phạm quyền lợi cá nhân của tôi rất nhiều”. Cụ thể, những “mục đích tùy thích” được nguyên đơn liệt kê như sau: “Từ năm 2005 đến nay, nhiều tờ báo sử dụng ảnh của tôi, trong đó có đoạn video clip 9 phút để quảng bá du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình BBC phát trên 170 quốc gia. Đối với những trường hợp sử dụng hình ảnh cá nhân với mục đích kinh doanh nêu trên đều không ai hỏi ý kiến của tôi”. Rõ ràng, ở đây đã có sự nhầm lẫn giữa quyền giám sát hình ảnh và quyền sở hữu hình ảnh. 

Có lẽ, khi được mời chụp ảnh, Huỳnh Thị Thu Trang còn quá trẻ nên không có giao kèo hợp lý với nhà nhiếp ảnh. Nếu thời điểm thực hiện bức ảnh, Huỳnh Thị Thu Trang không đòi hỏi quyền lợi gì về kinh tế, nghĩa là bản thân tình nguyện làm đối tượng sáng tác cho nhà nhiếp ảnh, chứ không phải đồng sỡ hữu bức ảnh. Vì vậy, cho dù đến nay, bức ảnh “cô gái vườn bưởi” được xuất hiện trên bao nhiêu phương tiện truyền thông, thì tác quyền hợp pháp duy nhất thuộc về nhà nhiếp ảnh Nguyễn Vinh Hiển. Trong trường hợp kiện tụng để đòi tác quyền, thì nhà nhiếp ảnh Nguyễn Vinh Hiển giữ vai trò nguyên đơn, còn bị đơn là những đơn vị đã sử dụng bức ảnh “Cô gái vườn bưởi”.

Để có thể suy ngẫm mạch lạc hơn về sự việc, cứ hình dung bức ảnh “Cô gái vườn bưởi” như một sản phẩm được tung ra thị trường. Lẽ thường, giá trị sản phẩm bao gồm hai phần: giá trị sử dụng và giá trị thương hiệu. Giá trị sử dụng của bức ảnh để in minh họa hoặc trang trí cho tờ báo nào đó, hoặc cho sự kiện nào đó. Còn giá trị thương hiệu của bức ảnh chỉ được hiển thị khi người trong ảnh có sức ảnh hưởng đến công chúng.  

Thành thật một chút để thấy rằng, bức ảnh “Cô gái vườn bưởi” thuyết phục nhờ tài năng của nhà nhiếp ảnh, chứ không phải vì… nhân vật trong ảnh. Ví dụ, nhân vật trong ảnh là siêu sao bóng đá Maradona hoặc siêu sao ca nhạc Madonna thì mọi chuyện sẽ khác. Tất nhiên, những nhân vật lừng danh bao giờ cũng cực kỳ khôn ngoan trước “giá trị thương hiệu” của mình, nên sẽ có hợp đồng giấy trắng mực đen qui định cụ thể từng ly từng tí về tài chính, về biên độ sử dụng, thậm chí về cả những rủi ro ngoài dự liệu!

Vụ việc Huỳnh Thị Thu Trang khởi kiện, rất đáng ủng hộ vì bước đầu đã chứng minh được tinh thần sống theo pháp luật của công dân. Tuy nhiên, các chứng cứ của Huỳnh Thị Thu Trang thiếu cơ sở vững chắc. Bởi lẽ, trong trường hợp này, Huỳnh Thị Thu Trang chỉ có quyền giám sát hình ảnh cá nhân, chứ không có quyền sở hữu hình ảnh cá nhân. Điều 31 của Luật Dân sự qui định về Quyền của cá nhân đối với hình ảnh, có khoản “Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh”.  

Như vậy, Huỳnh Thị Thu Trang chỉ được phép khởi kiện nhà nhiếp ảnh Nguyễn Vinh Hiển nếu phát hiện bức ảnh “Cô gái vườn bưởi” được dùng vào mục đích có tổn thương đến nhân vật trong ảnh, như khiến người xem hiểu nhầm đó là người phạm tội hoặc người có hành vi không đứng đắn. Mà điều đó trên thực tế đã không xảy ra. 

Tuy nhiên, không thể không nhắc đến sự xem nhẹ về bản quyền của nhà nhiếp ảnh Nguyễn Vinh Hiển khi thực hiện bức ảnh. Giá như, với một tác phẩm nghệ thuật mà bản thân cảm thấy ưng ý, nhà nhiếp ảnh cần phải yêu cầu nhân vật trong ảnh có những cam kết cụ thể hơn về quyền lợi có thể phát sinh. Đây là một bài học thú vị không phải cho riêng ai!

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

Tiền đạo Đình Bắc báo tin không vui

Tiền đạo Nguyễn Đình Bắc có nguy cơ phải nghỉ hết vòng bảng giải U23 châu Á 2024 vì chấn thương cổ chân.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm