| Hotline: 0983.970.780

Quyền lợi sinh viên tỷ lệ nghịch với doanh thu đại học?

Thứ Bảy 24/08/2019 , 07:10 (GMT+7)

Mùa tuyển sinh đại học 2019, những trường top đầu như  đại học (ĐH) Ngoại thương, ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế TPHCM hoặc ĐH Sư phạm Hà Nội… đều có điểm chuẩn cao ngất.

bng-tot-nghiep135928188
Ảnh mang tính minh họa.

Chỉ có những sĩ tử xuất sắc mới lọt được vào danh sách trúng tuyển. Ngược lại, nhiều trường đại học khác lại sử dụng chiêu trò để… thay đổi kết cấu sinh viên.

Một sự kiện nóng bỏng của mùa tuyển sinh 2019 là nhiều trường đại học quy mô nhỏ nhưng lại đưa ra điểm chuẩn cao ngất ở vài chuyên ngành. ĐH Hùng Vương TPHCM có 9 ngành điểm chuẩn dừng ở con số 14, nhưng công bố điểm chuẩn của ngành Công nghệ sau thu hoạch là 22 điểm và ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng là 20 điểm.

Vì sao như vậy? Vì ĐH Hùng Vương TPHCM dùng kỹ năng sàng lọc ảo biết rằng hai ngành ấy chỉ có vài sinh viên đăng ký nguyện vọng 1, nên quyết tâm… xóa sổ luôn, để sinh viên có điểm số từ 14 đến 19 phải chọn nguyện vọng khác.

Và đại diện Ban giám hiệu Trường ĐH Hùng Vương TPHCM cũng không ngần ngại chia sẻ kế hoạch của họ: "Thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 sẽ được xét tuyển các nguyện vọng vào trường khác. Trước đây, trường không có thông tin của thí sinh để thông báo việc trường khó có thể mở ngành này. Việc nâng điểm chuẩn để thí sinh rớt nhằm tạo cơ hội cho các em được xét tuyển vào trường ĐH khác".

Tương tự, Trường ĐH Đồng Nai cũng đẩy điểm chuẩn 4 ngành sư phạm lên rất cao khiến… không có thí sinh nào trúng tuyển. Một ví dụ cụ thể là thí sinh Nguyễn Minh Quân (ở Nhơn Trạch - Đồng Nai) có điểm ba môn Toán, Lý, Hóa là 22,3 điểm. Gia đình và bản thân Nguyễn Minh Quân đều tin tưởng sẽ trúng tuyển vào khoa Sư phạm Vật lý, không ngờ Trường ĐH Đồng Nai thông báo điểm chuẩn là… 24,7 điểm.

Vì sao như vậy? Vì Trường ĐH Đồng Nai không thể mở khoa sư phạm Vật lý chỉ với vài sinh viên, nên cho thí sinh Nguyễn Minh Quân rớt luôn. Với số điểm của thí sinh Nguyễn Minh Quân cũng đủ để trúng tuyển vào khoa sư phạm Vật lý của những trường top đầu như ĐH Sư phạm Hà Nội hoặc ĐH Sư phạm TPHCM, nhưng lại trượt ở một đại học địa phương. Thí sinh Nguyễn Minh Quân bày tỏ: “Tôi sốc, vì cảm thấy oan ức”.

Làm sao để giảm thiểu những trường hợp bị rớt lãng xẹt như thí sinh Nguyễn Minh Quân. Các trường đại học không có quyền chủ động dùng công cụ điểm chuẩn bất thường để đánh trượt thí sinh mà không đưa ra biện pháp thiện chí nào với thí sinh đăng ký nguyện vọng được học hành ở đơn vị mình. Vai trò quản lý của Bộ GD-ĐT sao không phát huy? Không thể vì quyền lợi của trường ĐH mà bỏ qua quyền lợi của thí sinh.

Một sự thật không thể phủ nhận, những trường đại học ngoài công lập đều phải đối mặt với bài toàn tài chính rất khắt nghiệt. Do đó, họ sẵn sàng đưa ra chủ trương tuyển sinh những ngành rất sang trọng. Thế nhưng, khi thí sinh trúng tuyển ít, không thể mở ngành nên họ cũng khôn khéo… đánh trượt toàn bộ ứng viên để khỏi phải mở ngành ít sinh viên. Mở ngành học cũng tính toán thua lỗ học phí thì chất lượng đại học có muốn cải thiện cũng không dễ dàng gì.

Trước tình trạng nở rộ hệ thống đại học đến mức không thể kiểm soát, nhiều ý kiến đã nhắc đến việc cải tổ bằng cách sáp nhập các đại học địa phương thành đại học khu vực. Nói là nói vậy, nhưng không thể muốn sáp nhập là sáp nhập, vì mỗi trường đều có hội đồng quản trị riêng, và có cách… thu hoạch lại khoản tiền đã bỏ ra để xin phép hoạt động cũng như xây dựng cơ sở vật chất.

PGS.TS Hoàng Minh Sơn -  Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội đề nghị: “Chúng ta cũng cần nhìn nhận rằng tự chủ đại học tự nó chưa phải là chìa khóa để thúc đẩy chất lượng, bởi bên cạnh hành lang pháp lý về tự chủ thì nguồn lực đầu tư và năng lực quản trị đại học là những yếu tố quyết định nâng cao chất lượng.

Nhưng ngay cả hành lang pháp lý và cơ chế hỗ trợ tài chính của Nhà nước cho tự chủ đại học hiện nay cũng còn chưa đầy đủ để hỗ trợ các trường đại học thực hiện thuận lợi. Việc này đang được cải thiện nhưng không nhanh được mà cần thời gian.

Cũng vì thế nên có những vướng mắc khiến nhiều cơ sở e dè trong việc thực hiện tự chủ. Sáp nhập, hợp nhất, liên minh, liên kết các trường đại học thành các đại học quy mô lớn, đa lĩnh vực đang là xu hướng của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt trong thời đại cạnh tranh toàn cầu rất khốc liệt như hiện nay.

Khi đó, các đại học lớn sẽ có khả năng tập trung thu hút được nguồn lực đầu tư từ Nhà nước và doanh nghiệp vào nghiên cứu và đào tạo sau đại học, phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực và quốc tế”.

(Kiến thức gia đình số 34)

Xem thêm
Uzbekistan mong muốn học hỏi kinh nghiệm Việt Nam trong sản xuất tơ tằm

Chiều 18/3, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tiếp ông Kasimov Elzat, Thứ trưởng Bộ Đầu tư và Thương mại Uzbekistan. 

Đồng Tháp đặt mục tiêu thành tỉnh kiểu mẫu trong xây dựng nông nghiệp sinh thái

Mục tiêu là biến Đồng Tháp trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp và trở thành trung tâm nông nghiệp, du lịch sinh thái của vùng ĐBSCL.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Rủ nhau đi hái lộc rừng

Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.