| Hotline: 0983.970.780

Quyền lực mềm ở Olympic, nơi các quốc gia thể hiện vị thế của mình

Thứ Sáu 19/08/2016 , 09:36 (GMT+7)

Những cuộc so tài thể thao không chỉ là đối đầu giữa những vận động viên hàng đầu thế giới mà còn là nơi các quốc gia thể hiện vị thế của mình. Bài báo này sẽ tìm hiểu về việc những kỳ Olympic được sử dụng như một thứ quyền lực mềm của những quốc gia.


Người dân Brazil phản đối Phó Tổng thống lâm thời Michel Temer trong trận bóng đá nữ tại Olympic Rio

 

Như chúng ta đã biết thì việc những kỳ thế vận hội Olympic luôn được chào đón nồng nhiệt hơn những giải vô địch thế giới đề cao tính cá nhân thì ngoài việc Olympic 4 năm mới diễn ra một lần thì còn có nguyên do là tại những kỳ Olympic, các vận động viên ngoài tranh tài lấy thành tích cá nhân còn đại diện cho quốc gia, vùng lãnh thổ của mình.

Những cuộc so tài vì thế cũng không chỉ còn là đối đầu giữa những vận động viên hàng đầu thế giới mà còn là nơi các quốc gia thể hiện vị thế của mình.

Có lẽ vì vậy mà những vận động viên Nga được sự trợ giúp của Bộ Nội vụ đã “bất chấp tất cả sử dụng” chất cấm dẫn đến nước Nga suýt chút nữa bị cấm hoàn toàn khỏi kỳ Olympic đang diễn ra ở Rio (đội tuyển Paralympic của Nga đã bị cấm tham dự Paralympic thế giới cũng sẽ diễn ra ở Brazil sau kỳ Olympic này). Bài báo này sẽ tìm hiểu về việc những kỳ Olympic được sử dụng như một thứ quyền lực mềm của những quốc gia.

Việc những kỳ Olympic được sử dụng như là nơi mà những toan tính chính trị được thực hiện dưới danh nghĩa thể thao không còn là việc hiếm. Trung Quốc đã từng không tham dự kỳ Thế vận hội tổ chức năm 1956 tại Melbourne với lý do Liên đoàn Olympic thế giới (IOC) công nhận Đài Loan.

Hơn 30 nước châu Phi cũng không tham dự Olympic 1976 tại Montreal vì đội tuyển bóng bầu dục New Zealand trước đó có chuyến du đấu tại Nam Phi, khi đó đang ở đỉnh điểm của thời kỳ Apartheid phân biệt chủng tộc.

Ngoài những vụ từ chối, tẩy chay tham dự để thể hiện quan điểm chính trị thì những kỳ Olympic có thể trở thành nơi mà những quy lễ chính trị có thể bỏ qua, mở ra cơ hội hàn gắn hay ít nhất là cái bắt tay thân thiện. Đó là khi mà vận động viên thể dục dụng cụ Hàn Quốc Lee Eun Ju chụp một tấm selfie với người đồng nghiệp Triều Tiên Hong Un Jong.


Vận động viên thể dục dụng cụ Hàn Quốc Lee Eun Ju chụp một tấm selfie với người đồng nghiệp Triều Tiên Hong Un Jong

 

Nên nhớ là hai nước vẫn đang trong tình trạng chiến tranh. Khoảnh khắc đó thể hiện khát vọng hòa bình và trên hết chứng minh rằng mặc dù kỳ Olympic này diễn ra dưới nhiều sức ép (nạn Zika, sự thiếu chuẩn bị của nước chủ nhà...) thì Olympic vẫn là nơi mà tinh thần thể thao có thể chiến thắng những thù hằn dân tộc.

Như đã nói ở trên, thứ quyền lực mà các quốc gia muốn thể hiện khi tham gia tranh tài ở Olympic là quyền lực mềm. Thuật ngữ này được nhà chính trị lý thuyết Joseph Nye nghĩ ra để khái quát một phần của cuộc Chiến tranh Lạnh lúc bấy giờ.

Lý luận của Nye là vì Chiến Tranh Lạnh, trong phần lớn thời gian của nó, là cuộc chiến không tiếng súng trực tiếp. Vì vậy nên nó là cuộc chiến chủ yếu trên phương diện tư tưởng.

Theo đó thì những bên “tham chiến” sẽ làm cho hình ảnh của mình trở nên hấp dẫn hơn so với đối thủ. Một trong những cách để đạt được việc này là thể hiện tốt ở lĩnh vực thể thao, để những nước khác phải coi mình là dẫn đầu của bộ môn đó và nhìn người dẫn đầu với ảnh mắt ngưỡng mộ. Tương tự như thế thì việc vắng mặt tại một đại hội Olympic được tổ chức bởi đối thủ được xem là một đòn chính trị mạnh mẽ.

Khi Liên bang Soviet xâm lược Afghanistan, Tây Đức và VQ Anh dẫn đầu trong kêu gọi tẩy chay kỳ Thế vận hội được tổ chức tại Liên Xô. Thủ tướng Margaret Thatcher khi đó còn nói “không tham dự Olympic tại Liên Xô sẽ là cái tát mạnh nhất đối với Liên Xô”.

Không ở đâu mà việc sử dụng những kỳ thế vận hội như là nơi thể hiện quyền lực mềm lớn như tại Trung Quốc. Trong những năm Chiến tranh lạnh, nhận biết được trình độ kỹ thuật cũng như tiềm lực kinh tế của mình chưa sánh được với Liên Xô hay đối thủ phương Tây,  Trung Quốc đã luôn coi những kỳ Thế Vận hội là dịp để cho thế giới thấy được sự tiến bộ của mình. Những bộ môn như nhảy cầu, bóng bàn hay cử tạ luôn được đầu tư rất nhiều với mục tiêu dành vàng để thể hiện với thế giới.

Khi mà nền kinh tế Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ, Trung Quốc càng muốn có một nền thể thao mạnh để phần nào đó xứng tầm với tiềm lực tài chính.

Trung Quốc đã đứng nhì ở tất cả mọi kỳ Thế Vận hội từ năm 2004 với thăng hoa đỉnh điểm là ở kỳ Olympic tổ chức tại sân nhà năm 2008 với 51 huy chương Vàng. Kỳ Olympic này đang diễn ra không được như mong muốn của giới lãnh đạo Bắc Kinh. Trung Quốc chỉ đang đứng thứ 2 sau đội tuyển Vương quốc Anh và nếu không thể lật ngược thế cờ thì đây sẽ là lần đầu tiên sau 12 năm Trung Quốc không nằm ở Top 2.


Áp lực khiến vận động viên bắn súng Trung Quốc Yuehong Li không thể giành huy chương Vàng

 

Tuy vậy phản ứng từ Bắc Kinh lại cho thấy một sự chuyển biến trong quan niệm của giới lãnh đạo cũng như tầng lớp người dân ở Trung Quốc. Không phải là một sự gay gắt mà là những từ ngữ nhẹ nhàng thể hiện sự thông cảm của những tờ báo đóng vai trò cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ngay cả tờ Thời báo Hoàn Cầu, một tờ báo nổi tiếng với những quan điểm diều hâu cũng chỉ nhận xét là đây là một kỳ Olympic thất bại của Trung Quốc.

Có lẽ là khi mà văn hóa Trung Quốc đang được biết đến nhiều hơn, lượng khách du lịch đến Trung Quốc cũng tăng vọt và Trung Quốc cũng tiến một bước dài trên mặt trận khoa học, những vận động viên Trung Quốc tham gia Thế Vận hội sẽ không còn áp lực ghê gớm như trước nữa mà có thể tranh tài theo đúng tinh thần thể thao.

(NCS đại học Manchester, Anh)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.