| Hotline: 0983.970.780

Quýt đường cho trái đắng!

Thứ Sáu 03/10/2014 , 09:22 (GMT+7)

Chúng tôi tìm về địa bàn xã Tân Lâm thời điểm này chứng kiến nhiều khu vườn quýt của các hộ dân lá đang ngả màu vàng xác xơ, còn trái rụng đầy dưới gốc, vườn cây bị bỏ hoang tàn.

Tân Lâm từng được mệnh danh là “làng tỷ phú quýt đường” của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuy nhiên, vài năm gần đây, dịch bệnh vàng cuống rụng trái hoành hành khiến hàng trăm ha quýt xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc phải chặt bỏ, nhiều gia đình bị cụt vốn đầu tư lâm cảnh nợ nần, thậm chí phải bán nhà bỏ xứ đi vì thua lỗ…

TAN HOANG QUÝT ĐƯỜNG

Chúng tôi tìm về địa bàn xã Tân Lâm thời điểm này chứng kiến nhiều khu vườn quýt của các hộ dân lá đang ngả màu vàng xác xơ, còn trái rụng đầy dưới gốc, vườn cây bị bỏ hoang tàn.

Dẫn chúng tôi ra vườn quýt nhà mình, ông Phạm Văn Thi, nông dân xã Tân Lâm than vãn: “Chẳng bù cho mấy năm trước, vườn quýt của gia đình tôi đẹp nhất nhì trong xã, gốc nào lên đều xanh tốt, ra trái bói đã thu được bạc triệu.

Ấy vậy mà, vài năm nay dịch bệnh kéo về “nuốt” sống khu vườn quýt nhà tôi đến tan hoang thế này, chẳng còn thu được đồng nào”. Gia đình ông Thi cũng như các hộ dân ở Tân Lâm chủ yếu tập trung trồng tiêu, nhãn, mít… nhưng khi thấy một vài hộ dân trong xã đưa giống quýt đường về trồng thử thấy cho năng suất và hiệu quả cao, đầu ra ổn định, có giá khiến ông cũng như các hộ dân bắt đầu đua nhau phá bỏ nhãn, tiêu, cà phê… để trồng quýt.

Những năm đầu trồng quýt cho hiệu quả khá cao, đã có nhiều hộ dân thu tiền tỷ nên phong trào trồng quýt đường ở Tân Lâm ngày càng phát triển rầm rộ. Trước đây, mỗi ha quýt vào vụ thu hoạch cho sản lượng hơn 30 tấn, giá bán 30.000-35.000 đ/kg, khiến nhiều hộ trồng quýt ở đây chỉ qua vài vụ thu hoạch đã trở thành tỷ phú.

Bà Nguyễn Thị Rảnh, chủ vườn quýt 2 ha tại ấp Bàu Sôi, xã Tân Lâm tâm sự: “Khoảng 4 năm về trước, cây quýt rất hiệu quả và không hề có dịch bệnh gì. Gia đình tôi khấm khá lên cũng nhờ vào vườn quýt 1.500 gốc này. Tuy nhiên, chỉ vài năm nay dịch bệnh ập xuống khiến cho vườn quýt cứ ra trái chưa kịp thu hoạch đã bị rụng sạch. Do vậy tôi đành phải chặt bỏ một phần diện tích bị nhiễm bệnh nặng và chuyển đổi dần sang trồng các loại cây khác”.

Thực tế, ở quanh xã Tân Lâm, đã có không ít trường hợp trồng quýt bị cụt vốn đầu tư và lâm vào cảnh nợ đầm đìa rất khó khăn không còn khả năng giữ lại vườn cây và thanh toán nợ nần. Theo các hộ dân trồng quýt, sở dĩ quýt đường Tân Lâm có giá cao bởi mùa thu hoạch trái vụ đúng vào dịp Tết Nguyên đán, trong khi quýt ở miền Tây đã qua vụ từ mấy tháng trước.

Do vậy, vào những ngày cận Tết, thương lái từ khắp nơi đổ về Tân Lâm đặt mua quýt Tết, bao tiêu sản phẩm cho bà con. Theo ghi nhận, mỗi vụ thu hoạch ở Tân Lâm xuất đi từ 30.000-40.000 tấn quýt đường. Hơn nữa, giống quýt đường của Tân Lâm cho trái to và múi nhiều nước nên rất được thị trường ưa chuộng.

NGUY CƠ MẤT CÂY TRỒNG CHỦ LỰC

Theo phản ánh của những hộ dân trồng quýt ở Tân Lâm, đã có nhiều đoàn cán bộ, kỹ sư của ngành nông nghiệp đến tìm hiểu thực tế tình hình dịch bệnh tại các vườn nhưng vẫn chưa có giải pháp nào cụ thể giúp dân khắc phục bệnh vàng cuống rụng trái sớm trên cây quýt.

17-55-01_nh-4
Nguy cơ những gốc quýt đường sẽ bị chặt bỏ để chuyển sang cây trồng khác

Gặp PV, anh Nguyễn Tấn Hoàng, ấp Bàu Suối, xã Tân Lâm than thở: “Vườn quýt của gia đình tôi có gần 1.000 gốc, trong đó chiếm phân nửa diện tích đang cho thu hoạch còn lại là quýt mới trồng được hơn 2 năm.

TS Nguyễn Đăng Nghĩa, GĐ Trung tâm nghiên cứu đất - phân bón và môi trường phía Nam: "Việc phá bỏ cây quýt để chuyển sang cây trồng khác ở thời điểm này không phải là giải pháp hiệu quả và có lợi cho người nông dân Tân Lâm. 
Không chỉ đối với cây có múi như cam, quýt mà bất cứ cây trồng ăn trái hay cây công nghiệp nếu không nắm rõ quy trình canh tác, kiểm soát chặt chẽ đầu vào nguồn giống thì dịch bệnh sẽ xuất hiện liên tiếp. 
Vấn đề quan trọng là nhà vườn phải tìm hiểu kỹ cách để phòng trừ sâu bệnh, bón phân, chăm sóc hợp lý để tránh trường hợp vườn quýt giảm năng suất hoặc chết vì sâu bệnh. Đồng thời, phải tính giải pháp phòng bệnh cho cây từ trước khi xuống giống, tránh tình trạng khi cây có bệnh rồi mới tìm cách chữa”.

Tính đến nay tổng chi phí đầu tư vào vườn đã hết 200 triệu đồng, chủ yếu phải vay vốn ngân hàng. Từ năm 2013, khi bệnh vàng cuống xuất hiện làm cây cứ ra quả non là bị rụng sạch nên mấy vụ vừa qua vườn quýt nhà tôi bị thất thu trắng. Nếu cứ giữ vườn thì đổ thuốc, còn chặt thì đổ nợ, khiến tôi cũng chưa biết tính sao…!”.

Theo anh Hoàng, vườn quýt của các hộ dân xung quanh bị nhiễm bệnh đã lây lan rất nhanh sang vườn quýt nhà anh chưa cho thu hoạch. Đây chính là thời điểm cây quýt đang cho trái chuẩn bị cho mùa Tết Nguyên đán. Vậy nhưng, trước thực trạng bệnh vàng cuống rụng trái phổ biến, nhiều diện tích vườn quýt trong xã bị chặt bỏ nên chắc chắn mùa quýt Tết năm nay sẽ thiếu hụt.

Ghé thăm vườn quýt 1,4 ha của ông Nôi, cán bộ xã Tân Lâm, đang phải bó tay vì dịch bệnh không cứu nổi vườn. Dẫn chúng tôi ra xem vườn quýt sau nhà, hầu hết những gốc quýt như đang “thoi thóp”, chỉ cần một cơn gió hoặc đi ngang quệt vào cành đủ khiến trái non rụng lộp bộp.

Nhặt những trái quýt rụng, ông Nôi lắc đầu chán ngán: “Cả vườn quýt gần một ngàn gốc của gia đình tôi, nhưng nay đã chặt hết chỉ còn lại khoảng 100 gốc quýt ít bệnh để mong tìm ra biện pháp cứu chữa nhưng cũng chẳng ăn thua. Mặc dù đã đầu tư hết 300 triệu đồng nhưng đến nay tôi vẫn chưa thu lại được đồng nào. Do vậy tôi đành phải chặt bỏ vườn quýt để chuyển sang trồng mía và tiêu…”.

Hiện ở xã Tân Lâm có rất nhiều vườn quýt đã bị đốn sạch, hoặc đốn một phần diện tích vì bệnh vàng cuống rụng trái đang có nguy cơ lây lan trên diện rộng. Cụ thể như hộ ông Nguyễn Văn Kích, ấp Suối Lê có 5 ha vườn quýt nhưng đến nay đã đốn hết 4,5 ha để chuyển sang trồng sầu riêng.

Gần đó, hộ ông Dương Chắn Dưỡng cũng có khoảng 5 ha quýt nhưng nay đã đốn sạch. Hay vườn quýt của hộ ông Phạm Văn Thúy, ấp Bàu Chiên được xem là lớn nhất xã với 18 ha quýt đường đang thời kỳ thu hoạch nhưng cũng bị “dính” bệnh khiến ông buộc phải phá vườn để chuyển sang trồng thanh long.

Trao đổi với PV NNVN, Nguyễn Văn Nôi, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lâm cho biết: Quýt được trồng trên vùng đất Tân Lâm từ 2003, đến năm 2009 xã đã đưa quýt vào một trong những cây trồng chủ lực. Tuy nhiên, từ năm 2013 đến nay trên địa bàn xã đã có khoảng 100 ha/400 ha trồng quýt đường của toàn xã bị bệnh rụng trái, chết cây, nhiều hộ dân phá bỏ để trồng tiêu, nhãn…

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do người trồng không kiểm soát được nguồn giống nên vườn quýt bị phát bệnh từ giống mới mua về. Nhất là từ đầu năm 2014 đến nay, do không có giải pháp khắc phục được hiện tượng nhiễm bệnh khiến năng suất giảm mạnh, thậm chí mất trắng nên phong trào phá bỏ vườn quýt để chuyển sang cây trồng khác diễn ra rất phổ biến trên địa bàn toàn xã.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm