Thứ sáu, 29/03/2024 | 15:22 GMT +7

  • Click để copy
Chủ nhật- 08:56, 29/09/2019

Ra mắt Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam

Hiệp hội ra đời là sân chơi chung nhằm tập hợp nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn như: hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho nông nghiệp, kết nối quốc tế và mở rộng thị trường.
Ông Trương Gia Bình phát biểu tại Lễ ra mắt Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh

Đặc biệt, Hiệp hội sẽ tìm kiếm, chọn lọc công nghệ phù hợp cho từng mô hình canh tác, chế biến tại Việt Nam, thu hút đầu tư cho chế biến sâu tại Việt Nam.

Thay mặt Ban Vận động thành lập Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam khóa I (2019 - 2024) tại Hà Nội vào sáng 29/9, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần FPT, chia sẻ: Ngành nông nghiệp của Việt Nam đang chứng kiến những khởi sắc rõ rệt nhất với những triển vọng to lớn, hứa hẹn sẽ là một trong những ngành đạt được bứt phá trong tương lai.

Nhận định trên của Chủ tịch FPT dựa vào những tác động tích cực từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cũng như sự nỗ lực không ngừng nghỉ của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân nông nghiệp thế hệ mới.

Chuyên viên tổ chức phi chính phủ Bộ Nội vụ trao quyết định thành lập Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh.

Phát triển từ nền tảng Câu Lạc Bộ Nông nghiệp Công nghệ cao (DAA) thuộc Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam (VYEA), Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) ra đời nhằm củng cố sức mạnh tập thể, tinh thần đoàn kết, tập hợp nguồn lực để cùng lan tỏa và phát triển nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng số hóa với mục tiêu tối thượng “Giàu từ Nông nghiệp - Prosperity by Agriculture”.

“Ban Vận động thành lập Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam thiết tha nhận được sự đồng tâm hiệp lực của các anh chị em doanh nhân ở tất cả các lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp như: sản xuất, chế biến, thương mại, đầu tư, công nghệ, trang trại, phân bón, bảo vệ thực/động vật, logistics,…”, ông Bình nói.

Quá trình bầu ban chấp hành/thường vụ của hội. Ảnh: Tùng Đinh.

Hiệp hội dự kiến sẽ hỗ trợ phát triển những dự án quy mô lớn nhằm hiện đại hóa nền nông nghiệp Việt Nam, giới thiệu các trung tâm nông sản chất lượng cao trên thế giới, sàn giao dịch nông sản online kết nối toàn cầu, triển khai hệ thống đào tạo nghề nông nghiệp số cho Việt Nam và khu vực, các trung tâm chế biến và bảo quản nông sản tại các vùng…

Các đại biểu tham dự Đại hội thành lập Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA). Ảnh: Tùng Đinh

Trong suốt 3 năm qua, Ban vận động thành lập Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam đã tập hợp nguồn lực và tiến hành thủ tục trình các cấp có thẩm quyền cho phép thành lập Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, nhằm quy tụ nhân tài và chung tay góp sức đưa nền nông nghiệp Việt Nam tiệm cận với nền nông nghiệp của các quốc gia phát triển.

Đại hội thành lập Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam khóa I (nhiệm kỳ 2019 - 2024) Thông qua Điều lệ, phương hướng hoạt động Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam; bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra nhiệm kỳ I (2019 - 2024); tiếp nhận đơn đăng ký tham gia Hiệp hội; ký kết hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước.

Hát mừng sinh nhật VIDA. Ảnh: Tùng Đinh.

Danh sách Ban Thường trực Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam nhiệm kỳ 2019 - 2024

Chủ tịch Hiệp hội:

Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Công ty Cổ phần FPT.

Các Phó Chủ tịch Hiệp hội gồm:

1. Ông Nguyễn Hoàng Anh – TGĐ Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Nam Miền Trung, ông Thân Văn Hùng – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Visimex. 

2. Ông Võ Quan Huy  - Tổng giám đốc Công ty TNHH Huy Long An – Mỹ Bình, bà Ninh Thị Ty - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Hồ Gươm.

3. Ông Nguyễn Đức Tùng – Giám đốc điều hành Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, Hội đồng tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng, được bầu giữ chức Tổng Thư ký kiêm Ủy viên Thường vụ Hiệp hội.

4. Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nafoods Group và ông Đỗ Văn Huệ - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đông Trùng hạ thảo được bầu làm ủy viên thường vụ Hiệp hội.

5. Ông Vũ Mạnh Hùng - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Hùng Nhơn

Các Ủy viên Hiệp hội gồm:

1. Ông Nguyễn Ngọc Thạch - Tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam

2. Ông Trần Đăng Hòa - Giám đốc điều hành Công ty TNHH phần mềm FPT

3. Ông Phạm Thanh Phương - Giám đốc Công ty CP Đầu tư nông nghiệp xây dựng Thép Tiên Phong

4. Bà Nguyễn Thị Thành Thực - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bagic

5. Ông Nguyễn Việt Long - PGĐ Công ty ĐTPT và Du lịch, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

6. Ông Hà Tuấn Anh - TGĐ Tập đoàn chợ gỗ Tài Anh Hải Phòng

7. Ông Đỗ Văn Tôn - Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp hiện đại Tiến Nông

8. Ông Lâm Đạo Hưng - Chủ tịch HĐTV Minh Hưng Group

9. Ông Nguyễn Đức Quang  - Tổng biên tập tạp chí Nông thôn Việt

10. Ông Nguyễn Hữu Tĩnh - Chủ tịch HĐQT Công ty CP ứng dụng và chuyển giao công nghệ xây dựng

11. Ông Trần Ngọc Hiệp - Chủ tịch Công ty TNHH Thanh Long Hoàng Hậu

12. Ông Nguyễn Hưng - Chủ tịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong

13. Ông Lê Anh Viên - Chủ tịch Công ty TNHH MTV Anh Minh Anh

14. Ông Nguyễn Hồ Nam - Chủ tịch Bamboo Capital Croup

15. Bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch Công ty CP Việt Herbs

16. Bà Phạm Thị Diễm Lệ - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông sản hữu cơ Quảng Trị.

MINH PHÚC - VĂN VIỆT - TÙNG ĐINH

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Huyện Yên Bình (Yên Bái) vừa triển khai gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh trên 30 năm tuổi bằng ứng dụng Vmark.

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Dự án sẽ tập trung nghiên cứu, đưa ra bức tranh chung về hiện trạng, nhu cầu và thách thức về chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

QUẢNG BÌNH Nhiều sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của Quảng Bình đã tăng rất nhanh về sản lượng tiêu thụ, nhanh chóng mở rộng được thị trường thông qua kênh thương mại điện tử…

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

NGHỆ AN Nhờ chủ động tiếp cận quảng bá, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, nhiều nông sản của nông dân xứ Nghệ đã thoát cảnh bị ép giá, bán được 'tận ngọn'.

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

100% doanh nghiệp, HTX trên địa bàn Lào Cai đã được tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số. Trong đó 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số.

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Các xã, phường, thị trấn triển khai tại mỗi thôn, bản, tổ dân phố thành lập một Tổ công nghệ số cộng đồng trong năm 2022.

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Cần Thơ Hơn 100 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL được hỗ trợ đưa nông sản lên nền tảng số, đẩy mạnh việc tiêu thụ trong thời gian ngắn.

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

QUẢNG NINH Chuyển đổi số đang được coi là giải pháp đột phá, tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp tại Quảng Ninh

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

Nguồn 'điện xanh' hoàn toàn từ thiên nhiên đã đáp ứng từ 1/8, có thời điểm đạt 1/5 nhu cầu tiêu thụ điện của trang trại TH.

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Bằng cách thử nghiệm hệ thống chiếu sáng hiệu quả hơn, nông dân trồng rau củ quả trong các trang trại thẳng đứng đã tự tin đủ sức duy trì các vụ mùa mới.

Xem Thêm