| Hotline: 0983.970.780

Rà soát, đánh giá lại quy hoạch rừng

Thứ Hai 04/08/2014 , 10:08 (GMT+7)

Chỉ đạo trên được Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu kết luận tại hội thảo “Phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với bảo vệ và phát triển bền vững”. 

Hội thảo diễn ra ngày 1/8/2014 với sự phối hợp tổ chức của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ NN-PTNT và Tỉnh ủy tỉnh Thái Nguyên.

Theo báo cáo đề dẫn Hội thảo của Bộ NN-PTNT, trong 5 năm qua (2009 - 2013), diện tích rừng tại Việt Nam tăng nhanh, ổn định. Công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng có nhiều tiến bộ, tình trạng vi phạm các quy định pháp luật về bảo vệ rừng giảm dần.

Giai đoạn này, bình quân mỗi năm các tỉnh trong cả nước trồng được 226.000 ha rừng. Nhờ sự nỗ lực trong khôi phục và trồng rừng mới, độ che phủ của rừng tăng liên tục từ 39,1% (năm 2009) lên 41% (năm 2013).

Tốc độ giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng từ 3,4% (năm 2011) lên gần 6% (năm 2013), sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tăng gấp 2 lần trong vòng 5 năm qua, đạt 15 triệu m3 (năm 2013). Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngày càng phát triển mạnh.

Hiện đã có trên 2.500 doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này và sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 100 nước, vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều thị trường phát triển như: Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc..., kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ, lâm sản ngoài gỗ đã đạt hơn 5,7 tỷ USD trong năm qua.

Mặc dù vậy, phát triển lâm nghiệp tại Việt Nam đang bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế. Đó là tình trạng phá rừng, khai thác rừng tự nhiên, sử dụng đất lâm nghiệp trái phép còn diễn ra phức tạp ở một số địa phương.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chỉ đạo: Phát triển kinh tế lâm nghiệp cần chú trọng công tác bảo vệ rừng, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, chức năng và giá trị của rừng góp phần thu hút sự tham gia của xã hội vào công tác bảo vệ rừng; Tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất cho lực lượng kiểm lâm đủ khả năng bảo vệ rừng.

Độ che phủ rừng tăng nhưng chất lượng và tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên tiếp tục bị suy giảm, giá trị thu nhập trên mỗi ha rừng trồng mới đạt khoảng từ 7 đến 8 triệu đồng, tỷ trọng thu nhập từ lâm nghiệp chỉ chiếm khoảng 25% trong tổng thu nhập của người dân miền núi.

Nhóm giải pháp được thống nhất tại Hội thảo nhằm thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp trong thời gian tới là đánh giá lại quy hoạch tổng thể rừng cấp quốc gia và cấp vùng, thực hiện quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu cấp quốc gia phân chia theo vùng quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ đến năm 2020;

Thực hiện giao đất, giao rừng, cho thuê rừng, ưu tiên cấp quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài cho các hộ, doanh nghiệp trồng rừng sản xuất cũng như kinh doanh rừng trồng gỗ lớn, tập trung nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành, phát triển nguồn nhân lực, phát triển thị trường xuất khẩu lâm sản;

Đặc biệt phải sửa đổi Luật Bảo vệ và phát triển rừng cho phù hợp; tăng cường giám sát thực hiện các chính sách tín dụng hiện hành đối với ngành lâm nghiệp.

Phát biểu kết luận Hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều nghị quyết về phát triển kinh tế lâm nghiệp. Từ đó, nhiều địa phương có rừng đã đạt được nhiều kết quả thiết thực, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Tuy vậy, hệ thống cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế lâm nghiệp chưa đồng bộ, năng suất chất lượng rừng còn thấp, khả năng cung cấp gỗ lớn cho công nghiệp chế biến còn hạn chế...

Phó Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo, cần hoàn thành rà soát, đánh giá lại quy hoạch tổng thể rừng. Từ đó, phát huy các mô hình liên kết sản xuất lâm nghiệp, nâng cao năng suất chất lượng rừng, phát triển công nghiệp chế biến, tăng giá trị sản phẩm; Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi sản phẩm từ trồng rừng thu mua nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; hình thành các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn ở từng vùng kinh tế.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm