| Hotline: 0983.970.780

Rà soát, quy hoạch, giao đất, giao rừng là yếu tố đột phá

Thứ Hai 22/02/2010 , 09:58 (GMT+7)

Nhân dịp đầu xuân năm mới, hưởng ứng chiến dịch ra quân trồng cây gây rừng làm theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu, NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Trần Minh Kỳ - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Ông Trần Minh Kỳ - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn.  Nhân dịp đầu xuân năm mới, hưởng ứng chiến dịch ra quân trồng cây gây rừng làm theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu, NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Trần Minh Kỳ - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh. 

Thưa ông, sau nhiều năm nỗ lực vì sự nghiệp phát triển rừng, đến nay đánh giá lại, ông thấy Hà Tĩnh có những dấu ấn gì đáng kể?

Hà Tĩnh có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp 365.000 ha, chiếm hơn 60 % diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích có rừng gần 303.000 ha, độ che phủ rừng Hà Tĩnh đạt trên 51% (tăng bình quân 1,5%/năm). Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng và các dự án trồng rừng ở Hà Tĩnh đều phát huy tốt hiệu quả; đến nay, Hà Tĩnh trồng mới được 106.000 ha, tăng gần 80.000 ha; rừng tự nhiên đã tăng lên tới 39.000 ha so với ngày tái lập tỉnh (năm 1991). Chúng tôi tự hào là một trong những tỉnh có độ che phủ của rừng đạt cao của cả nước.

Nhìn lại quá trình thực hiện các dự án trồng rừng ở Hà Tĩnh, chúng tôi thấy, các dự án đều đã đưa lại kết quả đáng khích lệ. Điển hình như Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch đề ra; đến nay, toàn tỉnh đã trồng được 61.756 ha; khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh 117.200 lượt ha, trồng cây phân tán trên 10 triệu cây/năm. Mỗi năm Hà Tĩnh khai thác từ rừng trồng nguyên liệu đạt bình quân từ 120-150 ngàn m3 , trong đó chủ yếu là rừng trồng, góp phần tăng thu cho ngân sách tỉnh và thiết thực xoá đói giảm nghèo cho hàng ngàn hộ dân sống trong vùng rừng.

 Để khai thác tối đa hiệu quả và bền vững tiềm năng đất lâm nghiệp, Hà Tĩnh đã chọn cây gì để làm cây mũi nhọn, thưa ông?

Phong trào trồng rừng từ trước đến nay các dự án hầu hết chủ yếu phát triển các loại cây keo lai, bạch đàn, thông nhựa… Những loại cây này phủ xanh đất trống đồi núi trọc nhanh nhưng giá trị kinh tế của chúng đưa lại chưa cao.

Hưởng ứng ngày hội “Tết trồng cây” theo lời kêu gọi của Bác Hồ kính yêu, trước và trong dịp Tết Canh Dần tất cả các huyện, thị xã và thành phố của tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai trồng được hơn 400.000 cây phân tán.

Vì thế, khi dự án phát triển cây cao su vào đất Hà Tĩnh thì cây cao su đã được khẳng định là cây có hiệu quả nhất trên đất lâm nghiệp, chúng tôi đã xem cây cao su như là cây mũi nhọn giúp Hà Tĩnh thoát nghèo vươn lên làm giàu.

Đến nay Hà Tĩnh đã trồng được 7.300 ha; năm 2009 đã đưa vào khai thác gần 2.000 ha, sản lượng mủ đạt 1,2 tấn/ ha, sản lượng mủ khô xuất khẩu đạt 1.600 tấn, chất lượng đảm bảo yêu cầu; doanh thu đạt trên 50 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho trên 2.000 lao động và hàng trăm hộ nhận khoán vườn cây có thu nhập khá, ổn định. Vì thế Hà Tĩnh đã tập trung chỉ đạo hai công ty là Cty cao su Hương Khê và Cty cao su Hà Tĩnh phải tích cực tập trung trồng mới, phấn đấu đưa tổng diện tích lên 20 ngàn ha vào năm 2020.

* Có thể nói, kết quả như ông nói là rất đáng khích lệ, vậy những yếu tố nào quyết định thành công trong công cuộc bảo vệ và phát triển rừng ?

Có được thành công trên là nhờ sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp Bộ, ngành TƯ; sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh và đặc biệt là sự nỗ lực của bà con nông dân. Tại Hà Tĩnh, sự ra đời của nhà máy băm dăm cảng Vũng Áng và các DN chế biến lâm sản đã thu hút, tạo động lực mạnh mẽ cho phong trào bảo vệ, phát triển trồng rừng.

Mặt khác, sau khi Chính phủ ban hành Chỉ thị 38/CP về rà soát quy hoạch 3 loại rừng, đến nay đã có hơn 13 ngàn hộ nông dân được nhận khoán rừng, đất lâm nghiệp; hàng chục doanh nghiệp được nhận rừng, đất rừng để phát triển sản xuất. Đến đầu năm 2010, Hà Tĩnh đã có hơn 40 ngàn lao động gắn bó với nghề rừng. Như vậy có thể nói, chính vì rừng mang lại hiệu quả kinh tế và việc rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng để giao đất, khoán rừng cho các đối tượng là yếu tố mang tính đột phá.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Ngành sắn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050' với mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.