| Hotline: 0983.970.780

Rác thải chồng chất thành phố Hà Tĩnh

Thứ Tư 21/07/2010 , 19:15 (GMT+7)

Đã hơn 10 ngày qua, người dân phường Văn Yên - TP Hà Tĩnh chặn xe rác của Cty Quản lý công trình đô thị Hà Tĩnh, không cho đổ rác ở bãi rác Đập Chùa nên hơn 500 tấn rác đang tồn đọng khắp các vỉa hè, đường phố.

Đã hơn 10 ngày qua, người dân phường Văn Yên - TP Hà Tĩnh chặn xe rác của Cty Quản lý công trình đô thị Hà Tĩnh, không cho đổ rác ở bãi rác Đập Chùa nên hơn 500  tấn rác đang tồn đọng khắp các vỉa hè, đường phố khiến cho cả TP Hà Tĩnh đâu đâu cũng bốc mùi hôi thối, cảnh quan đô thị bị xâm hại, gây nên nỗi bức xúc trong nhân dân...

Rác chất đống lấn chiếm cả lòng đường Nguyễn Công Trứ (TP Hà Tĩnh).

Nỗi niềm rác

Được biết, từ ngày 12/7 tới nay, cả TP Hà Tĩnh bị ứ đọng rác do người dân phường Văn Yên, nơi có bãi tập kết rác Đập Chùa dựng lều, lán ngăn chặn không cho xe chở rác của Cty quản lý công trình đô thị Hà Tĩnh vận chuyển rác ra bãi xử lý, khiến hơn 500 tấn rác thải chất chồng thành từng đống, hàng chục xe thu gom rác tấp đầy nằm la liệt bên vệ đường có nơi rác thành từng đống như ngọn núi.

Nhiều tuyến đường như Phan Đình Phùng, Trần Phú, Xuân Diệu, Nguyễn Công Trứ... đang nồng nặc mùi hôi thối vì rác... Hơn 10 ngày nay, rác không được vận chuyển đi xử lý, rác ngày hôm sau chất lên rác ngày hôm trước làm cho lượng rác mỗi ngày một tăng lên khiến cho cả TP Hà Tĩnh sống trong ô nhiễm nghiêm trọng.

Rác chủ yếu tập trung ở khu vực gần chợ, các cột điện ven đường nhưng đến nay thì ngay cả điểm chờ xe buýt, cạnh trường học, nơi công sở... cũng ngổn ngang rác. Tình trạng này đã gây nên sự bất bình trong người dân TP, gây mất mỹ quan đô thị; đặc biệt, nguy cơ các loại côn trùng sống trong các bãi rác gây bệnh tật cho người dân là rất cao.

Với nỗi bức xúc trên cộng với đơn thư phản ánh của người dân phường Văn Yên, chúng tôi tìm đến bãi xử lý rác Đập Chùa mới chứng kiến được sự thật từ một bãi rác…

Nguyên nhân

Vừa bước vào cổng bãi xử lý rác, ông Lê Quang Đức - Giám đốc Cty quản lý công trình đô thị Hà Tĩnh cho biết: “Bãi xử lý rác Đập Chùa được xây dựng từ năm 2001 trên diện tích quy hoạch 2,2 ha với 4 hố rác; bao quanh hố rác là bờ tường cao trên 1m, các hố ga và hồ sinh học được XD khép kín nhằm xử lý lượng nước rỉ do rác tiết ra, điều này đảm bảo đúng quy trình của một bãi thải do Bộ TN-MT quy định”.

Người dân dùng xe máy chặn xe chở rác.

Tuy nhiên, vì một vài lý do nào đó người dân phường Văn Yên đã chặn xe của Cty này không cho đội xe Cty vận chuyển rác tới bãi xử lý. Được biết, năm 2007 và 2008 người dân nơi đây cũng đã chặn xe chở rác của Cty, nhưng những lần đó không đến mức nghiêm trọng như lần này, bởi hơn 10 ngày rồi tuyên truyền, vận động mà dân vẫn không cho xe chở rác đi qua mặc dù theo Quyết định của UBND tỉnh thì bãi xử lý rác Đập Chùa đến cuối năm 2010 mới hết hạn sử dụng.

Nguyên nhân của việc làm này được ông Nguyễn Hùng Mạnh - Phó giám đốc Sở TN-MT Hà Tĩnh cho hay: “Do người dân phường này lo sợ tỉnh sẽ mở rộng thêm diện tích bãi xử lý rác Đập Chùa và họ cho rằng rác tập kết tại bãi xử lý này đã quá tải lại gây ô nhiễm môi trường nên mới làm như vậy”.

Tuy nhiên trên thực tế chúng tôi tìm hiểu thì hoàn toàn khác. Công nhân trực xử lý rác 24/24 giờ tại bãi xử lý Nguyễn Công Hợi nói: “Quá trình xử lý rác chúng tôi  thực hiện rất đúng với quy trình hướng dẫn; rác khi được tập kết về đây đều cho vào hố, máy tiến hành san ủi sau đó công nhân chúng tôi phun các chế phẩm xử lý rác EM, thuốc diệt ruồi muỗi rồi tiến hành lấp lên rác một lớp đất 15 - 20 cm và phủ lên trên đất một lớp vôi nữa; quy trình này đã đảm bảo được môi trường, không gây hôi thối…”.

Ông Lê Quang Đức đứng giữa bãi rác luôn được xử lý sạch sẽ.

Quả đúng như vậy, chúng tôi đứng ngay trên bãi xử lý rác giữa lúc trời xập xìu đổ mưa nhưng không hề cố mùi hôi thối nào bốc lên, không nhìn thấy một cọng rác nào nổi lên trên mặt đất. Đặc biệt, xung quanh hàng rào đều được cách ly với bãi xử lý rác trực tiếp hơn 3 m bảo đảm an toàn tuyệt đối không hề có nước từ bãi xử lý rác ra ngoài.  

Với tình trạng rác chất đống trên TP Hà Tĩnh ngày một nhiều như hiện nay, TP Hà Tĩnh cần có biện pháp tối ưu nhất tuyên truyền cho người dân hiểu rõ hơn về tác hại của việc ngăn chặn không cho xe chở rác của Cty quản lý công trình đô thị vận chuyển rác đến nơi xử lý; phải làm cho dân hiểu lợi ích này vì mục đích chung, vì một môi trường trong sạch.

Còn về lâu dài tỉnh Hà Tĩnh cần sớm quy hoạch, xây dựng ngay một nhà máy xử lý rác, không nên chần chừ trước những kích động của một số phần tử cản trở việc xây dựng nhà máy như tình trạng xảy ra vừa qua.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm