Bản tin Lâm nghiệp ngày 15/12/2023: Nguyên liệu gỗ nhập khẩu giảm mạnh

Thành công trong xây dựng vùng nguyên liệu gỗ; Giao khoán ổn định 100% diện tích rừng cho cộng đồng thôn, bản; Kon Tum vẫn còn xảy ra các vụ phá hoại rừng.

Quỳnh Anh  | 14:20 15/12/2023

Bản tin Lâm nghiệp ngày 15/12/2023: Nguyên liệu gỗ nhập khẩu giảm mạnh

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 15/12/2023: Thành công trong xây dựng vùng nguyên liệu gỗ

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Thành công trong xây dựng vùng nguyên liệu gỗ

Thưa quý vị và bà con, theo Cục Lâm nghiệp, mỗi năm nước ta khai thác hơn 20 triệu tấn gỗ nguyên liệu, đáp ứng trên 80% nhu cầu chế biến xuất khẩu. Nguồn gỗ từ các vườn cao-su thanh lý và cây phân tán cho từ khoảng 8-9 triệu m3 mỗi năm và ngày càng trở nên quan trọng đối với nhu cầu sản xuất. Theo tính toán của các nhà nhập khẩu gỗ, trước đây, hằng năm các doanh nghiệp phải nhập khẩu khoảng 5-6 triệu m3 gỗ từ hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhưng đến nay, theo thống kê từ các cơ quan liên quan, số lượng nhập khẩu đã giảm dần. Ðây được coi là một thành công trong việc phát triển trồng rừng, xây dựng các vùng nguyên liệu gỗ có giá trị. Gỗ rừng trồng đã trở thành nguyên liệu chính cung cấp cho công nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu.

  • Giao khoán ổn định 100% diện tích rừng cho cộng đồng thôn, bản

Trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, thời gian qua, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã và đang thực hiện tốt các chỉ tiêu, kế hoạch về chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững. Theo đó, Đơn vị thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng, xây dựng lịch trực 24/24h, tổ chức tuần tra, kiểm tra rừng, canh gác phát hiện sớm đám cháy, chủ động lực lượng, phương tiện, dụng cụ sẵn sàng chữa cháy khi cháy rừng xảy ra, quản lý nghiêm ngặt việc phát, đốt nương của người dân, kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi dùng lửa để khai thác lâm sản phụ, săn bắt động vật hoang dã không đúng quy định. Thực hiện tốt quy chế phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Đặc biệt là diao khoán ổn định 100% diện tích rừng cho cộng đồng thôn, bản bảo vệ rừng.

  • Nâng cao năng lực quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng

Công nghệ 4.0 đang phát triển, lan tỏa mạnh mẽ là thời cơ để ngành lâm nghiệp thay đổi và nâng tầm diện mạo. Một trong những nội dung mang tính trọng tâm là đưa công nghệ, kỹ thuật hiện đại, tiên tiến vào thực tiễn để nâng cao hiệu quả trong công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng. Nghệ An với diện tích rừng và lâm nghiệp lớn nhất cả nước đã chủ động nắm bắt và có những bước đi mang tính căn cơ. Theo đó, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An đã phối hợp với Viện Sinh thái rừng và Môi trường tổ chức tập huấn về “Chuẩn hóa bản đồ từ MapInfo sang QGIS và xuất biểu thông tin phục vụ chi trả DVMTR”. Nội hàm chương trình tập huấn nhằm hướng dẫn kỹ thuật chuyên môn, thông qua các thao tác theo từng mảng công việc yêu cầu, được minh họa bằng hình ảnh sinh động, chi tiết liên quan đến nội dung chuẩn hóa bản đồ từ MapInfo sang QGIS.

  • Phổ biến rộng rãi các văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp

Với hoạt động tuyên truyền, phổ biến Luật Lâm nghiệp, Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang, nhằm nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ chuyên môn và người dân, trong năm 2023, ngành lâm nghiệp tỉnh đã thường xuyên cập nhật, tham mưu triển khai kịp thời đến các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc tuyên truyền, phổ biến thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp. Chi cục cũng tổ chức gần 460 cuộc tuyên truyền với gần 31.700 lượt người tham gia, phát 3.160 tờ rơi và 160 quyển tài liệu tuyên truyền về công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, tổ chức 25 hội nghị triển khai công tác quản lý, bảo vệ rừng và hướng dẫn kỹ thuật phòng cháy chữa cháy rừng với 1.490 người tham gia…

  • Kon Tum vẫn còn xảy ra các vụ phá hoại rừng

Cuối cùng là thông tin về những vi phạm trong lĩnh vực Lâm nghiệp, thưa quý vị, từ đầu năm đến nay, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã phát hiện 39 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, khối lượng gỗ vi phạm gần 60,3m3, thiệt hại hơn 5,4 ha rừng. So với năm 2022, cả ba tiêu chí số vụ, khối lượng gỗ và diện tích thiệt hại đều giảm sâu. Tuy nhiên, vẫn xảy ra các vụ vi phạm nghiêm trọng, phá hoạt rừng, dẫn tới phải xử lý hình sự nên Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh quản lý, bảo vệ rừng trong năm 2024. Theo đó, số vụ vi phạmLuật Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum từ đầu năm đến nay đã giảm 44 vụ, giảm hơn 359 m3 gỗ, giảm trên 26,6 ha rừng thiệt hại so với cùng kỳ năm trước. Tính cả 23 vụ vi phạm từ năm 2022 chuyển sang, lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum đã xử lý 48 vụ.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 15/12/2023: Nguyên liệu gỗ nhập khẩu giảm mạnh

Thành công trong xây dựng vùng nguyên liệu gỗ; Giao khoán ổn định 100% diện tích rừng cho cộng đồng thôn, bản; Kon Tum vẫn còn xảy ra các vụ phá hoại rừng.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời sự

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ
Thời sự

Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.

Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ