Tại tỉnh Thanh Hóa, xu hướng sản xuất nông nghiệp an toàn và thân thiện với môi trường đang phát triển mạnh mẽ.
Cách để một hợp tác xã giảm rủi ro, tăng hiệu quả kinh tế nuôi tôm
Trong những năm gần đây, người nuôi tôm luôn đối mặt với nhiều rủi ro, từ rủi ro về môi trường, rủi ro bởi dịch bệnh đến rủi ro về giá cả.
Trần Thanh Sơn | 09:29 21/11/2024
Cách để một hợp tác xã giảm rủi ro, tăng hiệu quả kinh tế nuôi tôm
Cách để một hợp tác xã giảm rủi ro, tăng hiệu quả kinh tế nuôi tôm
Tôm là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, là mặt hàng xuất khẩu số 1 của ngành thủy sản. Nhiều nông dân đã giàu lên nhờ nuôi tôm.
Nhưng trong những năm gần đây người nuôi tôm luôn đối mặt với nhiều rủi ro, từ rủi ro về môi trường, rủi ro bởi dịch bệnh đến rủi ro về giá cả.
Trước đây, Hợp tác xã Nông nghiệp Quyết Thắng nuôi tôm thâm canh trong ao đất. Khi môi trường nước còn tốt, dịch bệnh chưa phức tạp, với mô hình này, hợp tác xã từng có những vụ tôm thắng lớn. Tuy nhiên, sau đó, nuôi tôm thâm canh trở nên khó khăn, hiệu quả kinh tế càng ngày càng giảm, thậm chí thua lỗ khi tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp, môi trường nước ngày càng tệ do tình trạng nuôi tôm tự phát, mạnh ai nấy làm
để phát triển nghề nuôi tôm một cách ổn định, bền vững hơn, cho hiệu quả kinh tế cao hơn, 5 năm trước, Hợp tác xã Nông nghiệp Quyết Thắng đã có một quyết định táo bạo đầu tư nuôi tôm công nghệ cao theo mô hình nuôi 3 giai đoạn.
Với mô hình này, Hợp tác xã Nông nghiệp Quyết Thắng đã tăng được số vụ nuôi trong năm từ 3 vụ lên 5 vụ. Công nghệ cao cũng giúp tăng mạnh mật độ thả nuôi, có thể lên tới năm, sáu trăm con trên 1 mét vuông so với ba, bốn mươi con khi nuôi thâm canh.
Cách để một hợp tác xã giảm rủi ro, tăng hiệu quả kinh tế nuôi tôm
Trong những năm gần đây, người nuôi tôm luôn đối mặt với nhiều rủi ro, từ rủi ro về môi trường, rủi ro bởi dịch bệnh đến rủi ro về giá cả.
Trần Thanh Sơn
Các chương trình
Khánh Hòa là địa phương tiên phong triển khai mô hình thí điểm nuôi biển công nghệ cao tại vùng biển hở bằng lồng HDPE.