Nhiều nhà vườn đã học cách tận dụng phế phụ phẩm trong nông nghiệp kết hợp chế phẩm sinh học, men vi sinh để tự sản xuất phân bón, thuốc BVTV sinh học.
Chương trình IPM giúp nông dân trở thành những 'chuyên gia' đồng ruộng
Những lớp học IPM đã mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc trên gương mặt dạn dày nắng gió của người nông dân.
Nguyễn Thành | 16:01 03/12/2024
Chương trình IPM giúp nông dân trở thành những 'chuyên gia' đồng ruộng
việc áp dụng mô hình quản lý dịch hại tổng hợp từ các lớp học quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đã góp phần giúp ổn định cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng và đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất. Đặc biệt, người nông dân cũng hưởng lợi rõ rệt khi được trang bị thêm kiến thức, kỹ năng, từ đó giúp tăng giá trị sản phẩm từ cây trồng, mang lại thu nhập tốt hơn trước.
MC 2:
Hiện nay, diện tích trồng lúa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tập trung nhiều ở các địa phương như Đông Triều, Quảng Yên, Đầm Hà, Hải Hà... Nhiều năm về trước, tập quán canh tác và trình độ của người nông dân chưa đồng đều, nhất là ở những địa phương vùng sâu, vùng xa như Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên.... dẫn đến việc tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp của nông dân còn hạn chế. Do vậy, năng suất, chất lượng cây trồng hàng năm còn thấp, đặc biệt là cây lúa.
Bên cạnh đó, hoạt động thâm canh tăng vụ, lạm dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV vẫn còn phổ biến tại các địa phương. Có thể nói, việc lạm dụng phân bón hóa học, không bón phân hữu cơ, sử dụng thuốc BVTV bất hợp lý đã làm ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, làm đất bị thoái hóa, không còn giữ được độ màu mỡ.
Chương trình IPM giúp nông dân trở thành những 'chuyên gia' đồng ruộng
Những lớp học IPM đã mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc trên gương mặt dạn dày nắng gió của người nông dân.
Nguyễn Thành
Các chương trình
Qua mỗi vụ lúa, nông dân áp dụng tốt hơn các quy trình kỹ thuật, giảm được chi phí mà năng suất, chất lượng lúa vẫn tốt và bán được giá cao.