Nhiều nhà vườn đã học cách tận dụng phế phụ phẩm trong nông nghiệp kết hợp chế phẩm sinh học, men vi sinh để tự sản xuất phân bón, thuốc BVTV sinh học.
Khởi nghiệp hiệu quả từ sản phẩm nông nghiệp địa phương
Phong trào khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa ở Tam Nông không chỉ giúp thanh niên nông thôn tạo ra thu nhập mà còn đem lại lợi ích lớn cho cộng đồng.
Lê Hoàng Vũ | 09:57 13/11/2024
Khởi nghiệp hiệu quả từ sản phẩm nông nghiệp địa phương
Khởi nghiệp hiệu quả từ sản phẩm nông nghiệp địa phương
trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh, khởi nghiệp đang là xu hướng mạnh mẽ trong giới trẻ, đặc biệt là thanh niên nông thôn Việt Nam. Huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, nổi bật lên như một điển hình của phong trào khởi nghiệp nông thôn với nhiều câu chuyện thành công từ các sản phẩm địa phương như “Pate Nét Sen” của chị Lê Hoàng Mỹ Nhu và “Trà lá ổi non túi lọc” của anh Phan Hồi Hương. Những sản phẩm này được canh tác tại địa phương, không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho nông dân mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương, đưa huyện Tam Nông tiến tới đạt chuẩn nông thôn mới. Ghi nhận của phóng viên Hoàng Vũ:
Chị Lê Hoàng Mỹ Nhu, sinh năm 1996 tại thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã ghi dấu ấn trong cộng đồng khởi nghiệp địa phương qua sản phẩm “Pate Nét Sen.” Lấy cảm hứng từ nét ẩm thực dân dã của Đồng Tháp, chị Nhu đã sáng tạo ra loại pate độc đáo với nguyên liệu chủ yếu từ hạt sen được trồng tại vùng Đồng Tháp Mười, loại đặc sản nổi tiếng của vùng này.
Với vị thơm bùi đặc trưng và sự tiện dụng trong các bữa ăn gia đình, “Pate Nét Sen” nhanh chóng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng. Sản phẩm có nhiều lựa chọn trọng lượng từ 250-500gram đến 1kg, giúp người tiêu dùng linh hoạt trong việc lựa chọn phù hợp. Giá mỗi kilogram dao động khoảng 220.000 đồng, khá hợp lý và cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Nhờ sự đổi mới trong sản phẩm và hiệu quả kinh doanh, “Pate Nét Sen” đã đạt giải nhì tại Cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo” huyện Tam Nông năm 2024. Thành công này không chỉ mang lại thu nhập ổn định trên 11 triệu đồng mỗi tháng cho chị Nhu mà còn tạo việc làm cho 5 lao động tại địa phương. Kế hoạch trong tương lai sẽ đăng ký sản phẩm theo chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) và cải tiến mẫu mã, bao bì để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Chị Lê Hoàng Mỹ Nhu chia sẻ.
Khởi nghiệp hiệu quả từ sản phẩm nông nghiệp địa phương
Phong trào khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa ở Tam Nông không chỉ giúp thanh niên nông thôn tạo ra thu nhập mà còn đem lại lợi ích lớn cho cộng đồng.
Lê Hoàng Vũ
Các chương trình
Qua mỗi vụ lúa, nông dân áp dụng tốt hơn các quy trình kỹ thuật, giảm được chi phí mà năng suất, chất lượng lúa vẫn tốt và bán được giá cao.