Bằng tình yêu với văn hóa truyền thống của dân tộc, nhiều nghệ nhân dân tộc Dao Thanh Y miệt mài truyền dạy cho thế hệ sau làn điệu dân ca, thêu may thổ cẩm.
Những cây 'vàng' mới của Mường Bú
Những người con xa quê trở về đã góp phần làm thay đổi diện mạo của các bản làng với giống cây mới và cách thức canh tác mới.
Đức Bình | 12:36 11/12/2024
Nông nghiệp hữu cơ, nhìn từ Vĩnh Phúc
Những cây 'vàng' mới của Mường Bú
Nhắc đến địa bàn thuộc vùng núi cao của Tây Bắc, nông nghiệp vẫn là nền tảng chính để bà con phát triển kinh tế. Bên cạnh việc trồng lúa và ngô, cây ăn quả đang dần trở thành một hướng đi mới, đem lại hiệu quả kinh tế nhanh và bền vững. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất hiện nay chính là xây dựng quy mô sản xuất và cần có những cá nhân tiên phong tạo đà cho sự phát triển chung. Ở xã Mường Bú, huyện Mường La, nơi có nhiều đổi thay đang diễn ra từng ngày nhờ vào việc phát triển cây ăn quả. Trong đó, những người con xa quê trở về đã góp phần làm thay đổi diện mạo của các bản làng, mang lại hy vọng và sức sống mới cho bà con nơi đây.
MC2: Đến thăm nhà anh Nguyễn Đình Hướng, một người con của bản Ta Mo, xã Mường Bú, huyện Mường La, chúng ta không khỏi khâm phục tinh thần nhiệt huyết và sự kiên trì của anh. Anh Hướng đã từ bỏ giấc mơ trở thành kỹ sư công nghệ thông tin để mang giống cây táo đại, có nguồn gốc từ Đài Loan, về phát triển trên chính mảnh đất quê hương.
Trong suốt 10 năm, anh không ngừng nghiên cứu, cải tiến và biến cây táo đại từ một giống cây ít giá trị thành cây trồng chủ lực của địa phương. Trước đây, táo là loại cây quen thuộc với bà con trong vùng, nhưng do giá trị kinh tế ngày càng giảm sút, nhiều người đã nản lòng và chuyển sang trồng các loại cây khác. Nguyên nhân đến từ phương pháp canh tác nhỏ lẻ, thiếu đầu tư bài bản và định hướng phát triển cụ thể, khiến đầu ra cho sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Có những thời điểm giá táo chỉ giảm xuống còn 2.000 - 3.000 đồng/kg, cao nhất cũng chỉ đạt hơn 10.000 đồng/kg.
Năm 2014, anh Hướng quyết định thành lập Hợp tác xã Hưng Thịnh, quy tụ 20 hộ gia đình cùng nhau phát triển nông nghiệp. Trong đó, 7 hộ chọn cây táo đại làm cây trồng chính. Sau 2 năm thử nghiệm phương pháp ghép cành giữa giống táo đại và giống táo cũ tại địa phương, hiệu quả kinh tế đã được chứng minh rõ rệt. Với diện tích 1ha trồng khoảng 300 cây, anh Hướng và các thành viên có thể thu về từ 200 - 300 triệu đồng mỗi năm. Đợt thu bói, mỗi cây đạt năng suất khoảng 50kg; đến khi cây được 10 năm tuổi, năng suất tăng lên hơn 100kg/cây. Với giá táo hiện tại khoảng 50.000 đồng/kg, cây táo đại thực sự trở thành nguồn thu nhập đáng mơ ước cho bà con.
Những cây 'vàng' mới của Mường Bú
Những người con xa quê trở về đã góp phần làm thay đổi diện mạo của các bản làng với giống cây mới và cách thức canh tác mới.
Đức Bình
Các chương trình
Trên những mảnh ruộng từng phát triển kém hiệu quả, người nông dân tại ĐBSCL đã mạnh dạn thử nghiệm những loại cây trồng mới.