Những xu thế mới ảnh hưởng tới chăn nuôi lợn tại Việt Nam

Trước bối cảnh chung và riêng, chăn nuôi lợn tại Việt Nam đang và sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhiều xu thế mới, trong đó có vấn đề an toàn sinh học.

Quỳnh Anh  | 14:41 15/08/2024

Những xu thế mới ảnh hưởng tới chăn nuôi lợn tại Việt Nam

Tự động

Những xu thế mới ảnh hưởng tới chăn nuôi lợn tại Việt Nam

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio. Thưa quý vị và bà con, tại nước ta, cùng với trồng trọt, chăn nuôi là một lĩnh vực có đóng góp quan trọng vào quá trình đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm trong nước cũng như một phần cho xuất khẩu. Trong đó, lợn là một vật nuôi quan trọng và là một phần không thể thiếu của hệ sinh thái nông nghiệp. Trước bối cảnh chung và riêng, chăn nuôi lợn đang có những xu thế mới. Trong đó, một số xu thế như: an toàn sinh học, ứng dụng công nghệ mới, chăn nuôi hữu cơ, tuần hoàn, không sử dụng kháng sinh và đối xử nhân đạo với vật nuôi… đang và sẽ ảnh hưởng đến cách thức tiếp cận của Việt Nam.

MC 2:

Thưa quý vị và bà con, hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 05 đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045 của ngành chăn nuôi. Cùng với đó, Bộ NN-PTNT cũng đã ký ban hành 03 Kế hoạch thực hiện các Đề án về phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi đến năm 2030, phát triển công nghiệp chuồng trại, xử lý chất thải chăn nuôi đến năm 2030 và phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030.

Đối với chăn nuôi lợn, lĩnh vực này tại nước ta hiện đang phát triển ổn định trong bối cảnh chăn nuôi nông hộ chuyển mạnh sang chăn nuôi bán công nghiệp, liên kết với doanh nghiệp; chăn nuôi trang trại theo chuỗi, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và ứng dụng công nghệ tiến tiến gia tăng. Uớc tính tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 6 năm nay đạt trên 25.500 nghìn con, tăng gần 3% so với cùng thời điểm năm 2023. Để lĩnh vực chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng tiếp tục vững đà tăng trưởng trong giai đoạn tiếp theo, đặc biệt khi nghành chăn nuôi lợn bắt đầu chuẩn bị nguồn cung cho thị trường Tết Nguyên đán, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá:

Băng 1

MC2:Chăn nuôi lợn của Việt Nam được xác định là ngành chủ lực, quan trọng đã và đang chuyển dịch dần từ chăn nuôi quy mô nhỏ sang chăn nuôi tập trung, hàng hóa, quy mô lớn với sự xuất hiện ngày càng nhiều mô hình chăn nuôi trang trại, tập trung và hình thành các chuỗi giá trị chăn nuôi. Và trong bối cảnh hiện nay, chăn nuôi lợn tại Việt Nam đang và sẽ bị ảnh hưởng bởi một số xu thế mới như: Tăng cường an toàn sinh học, áp dụng công nghệ chính xác, sử dụng nhà nhiều tầng trong chăn nuôi, áp dụng chăn nuôi hữu cơ, giảm phát thải, chăn nuôi theo mô hình kinh tế tuần hoàn, không sử dụng kháng sinh, đối xử nhân đạo với vật nuôi, tìm kiếm nguồn nguyên liệu khác thay thế nguồn protein thức ăn, chuyển đổi số và truyền thông xã hội. Trong những xu thế này, ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi cho rằng, an toàn sinh học là vấn đề khó thực hiện nhất của Việt Nam:

Băng ông Phạm Kim Đăng

MC 2:

Dù là thách thức không nhỏ nhưng trước tình hình diễn biến phức tạp của một số bệnh truyền nhiểm nguy hiểm như dịch bệnh tiêu chảy cấp trên lợn con, Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn, hoặc dịch tả lợn châu Phi gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi lợn trên thế giới, việc áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học là hết sức cấp thiết cho chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Hiện nay, chăn nuôi an toàn đã được truyên truyền để thay đổi nhận thức và thực hành không chỉ áp dụng cho các trang trại chăn nuôi lợn mà còn áp dụng ở tất cả các khâu của chuỗi như vật tư đầu vào, thức ăn, giống, giết mổ, chế biến, bảo quản và phân phối. Đánh giá được nguy cơ rủi ro đối với dịch bệnh, đặc biệt là bệnh dịch tả lợn châu Phi, các tổ chức quốc tế quan trọng đã ban hành các hướng dẫn kỹ thuật an toàn trong chăn nuôi lợn. Đối với Việt Nam, chăn nuôi an toàn sinh học cũng đang được đẩy mạnh và đã có những mô hình đạt hiệu quả tốt.

Tại khu vực Tây Nguyên nói chung và ở Đắk Lắk nói riêng, trong khoảng 2 năm trở lại đây, số lượng trang trại chăn nuôi đã tăng lên nhanh chóng. Ông Nguyễn Văn Hà, Phó GĐ Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk thông tin, hiện trên toàn tỉnh đang có tổng đàn gia súc, gia cầm khoảng trên 16 triệu con, riêng chăn nuôi lợn khoảng 1,1 triệu con, chiếm gần 50% tổng đàn lợn của Tây Nguyên. Những năm tới, đàn lợn tại địa phương này được dự báo tiếp tục tăng trưởng. Trong bối cảnh đó, ngành nông nghiệp Đắk Lắk cũng đã và đang nghiên cứu, áp dụng các giải pháp để phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, trong đó có việc xử lý, tận dụng chất thải chăn nuôi.

Băng Ông Nguyễn Văn Hà, Phó GĐ Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk

MC 1:

Vâng thưa quý vị và bà con, từ chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ, tự cung tự cấp trước đây, đến năm 2023, Việt Nam đã được biết đến là một quốc gia có ngành chăn nuôi lợn đứng thứ 5 về đầu con và thứ 6 về sản lượng thịt. Tuy vậy, trong quá trình phát triển của ngành này đã bộc lộ một số vấn đề cần phải điều chỉnh. Và từ sự chủ động và những Đề án, chiến lược, các giải pháp cụ thể đã được đưa ra, chăn nuôi lợn tại Việt Nam được kì vọng sẽ phát triển công nghiệp năng suất cao, sản lượng lớn, chuyên nghiệp hóa, bảo đảm nhu cầu trong nước, từng bước thay thế mô hình sản xuất gia công giá trị gia tăng thấp, phụ thuộc đầu vào và đầu ra.

MC 2:

Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về hoạt động chuyển giao mô hình, phương thức sản xuất mới trong nông nghiệp.

MC 1:

Thưa quý vị và bà con,

Sở NN&PTNT Hà Nội vừa phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệphuyện Mê Linh tổ chức "Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông", nhằm giúp người dân cập nhật kiến thức khoa học, kỹ thuật, chính sách phát triển nông nghiệp. Những sự kiện như vậy hướng tới việc góp phần hình thành vùng nông nghiệp hàng hóa, quy mô lớn, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho nhân dân trên địa bàn huyện. Tại sự kiện, Ngoài những câu hỏi cụ thể về xử lý sâu bệnh, kỹ thuật trên cây trồng, vật nuôi, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất và chuyển đổi cây trồng, vật nuôi…; không ít vấn đề liên quan đến định hướng sản xuất của nông dân cũng được bà con đề cập, như: Nuôi con gì, trồng cây gì để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Toàn bộ các băn khoăn, thắc mắc của nông dân đều được các chuyên gia, nhà quản lý giải đáp đầy đủ, cặn kẽ, dễ hiểu.

MC 2:

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Yên, khí nhà kính phát thải trong chăn nuôi nhiều nhất là khí mê tan. Muốn giảm lượng khí mê tan phát thải trong chăn nuôi, nhất là chăn nuôi trâu, bò thì phải thay đổi thức ăn, ưu tiên sử dụng thức ăn thô xanh ủ chua để ức chế hoạt động của nhóm vi khuẩn sinh mê tan trong dạ cỏ và xử lý hiệu quả chất thải từ chăn nuôi. Thực hiện việc này, từ năm 2021 đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tổ chức 25 lớp tập huấn cho 715 nông dân về kỹ thuật chế biến, dự trữ thức ăn thô xanh và phối trộn thức ăn cho bò; mở 11 lớp tập huấn cho 314 nông dân về phương pháp ủ, sử dụng phân chuồng và phụ phẩm trong nông nghiệp. Qua đó giúp hàng trăm nông dân nắm được kỹ thuật ủ chua phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò, xử lý chất thải chăn nuôi thành phân bón hữu cơ…, góp phần thúc đẩy việc thực hành các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi.

MC 1:

Áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất đã mang lại nhiều thành tựu cho ngành nông nghiệp. Trong đó, đối với sản xuất lúa hiện nay, sạ cụm bằng máy là phương pháp còn khá mới ở Bình Thuận. Bà Trần Thị Vũ Phương – Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh cho biết: Vụ hè thu năm nay trung tâm triển khai sạ cụm với diện tích gần 21 ha tại thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc. Qua theo dõi của Trung tâm Khuyến nông, trong vụ Hè Thu năm 2024 tại Trại giống lúa Ma Lâm, lúa sạ cụm với các mật độ sạ 70, 80 và 100 kg/ha cho hiệu quả cao hơn so với đối chứng ruộng sạ lan 200 kg/ha… Về chi phí sản xuất, ruộng 70 và 80 kg/ha có chi phí thấp hơn so với sạ lan 200 kg/ha. Năng suất lý thuyết ở ruộng 80 kg/ha cao nhất với 86 tạ/ha lúa tươi, cao hơn sạ lan 200 kg/ha là 26 tạ/ha. Lợi nhuận dự kiến, tính theo giá trị thương phẩm ở ruộng sạ cụm 80 kg/ha đạt cao nhất.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Những xu thế mới ảnh hưởng tới chăn nuôi lợn tại Việt Nam

Trước bối cảnh chung và riêng, chăn nuôi lợn tại Việt Nam đang và sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhiều xu thế mới, trong đó có vấn đề an toàn sinh học.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Canh tác thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu
Kiến thức

Việc chủ động thay đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với thực tế, áp dụng các phương pháp canh tác thích ứng là hướng đi đúng đắn, phù hợp với tình hình hiện nay.

Canh tác thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu
Cách để một hợp tác xã giảm rủi ro, tăng hiệu quả kinh tế nuôi tôm
Kiến thức

Trong những năm gần đây, người nuôi tôm luôn đối mặt với nhiều rủi ro, từ rủi ro về môi trường, rủi ro bởi dịch bệnh đến rủi ro về giá cả.

Cách để một hợp tác xã giảm rủi ro, tăng hiệu quả kinh tế nuôi tôm