| Hotline: 0983.970.780

Rau xanh sau bão lũ

Thứ Ba 19/11/2013 , 10:30 (GMT+7)

Ông Dương Ngọc Dép, Phó Chủ tịch xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) cho hay, xã vốn có truyền thống trồng rau xanh và là vựa rau của huyện.

Ông Dương Ngọc Dép, Phó Chủ tịch xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) cho hay, xã vốn có truyền thống trồng rau xanh và là vựa rau của huyện. Toàn xã có 10 thôn thì 9 thôn trồng rau với tổng diện tích trên 80 ha.

Lách bão

Trong bão số 10, trồng rau nơi đây thiệt hại khá nặng. Gần 72 ha bị mưa bão phá sạch. Sau đó, bà con đã nhanh chóng khắc phục SX tái vụ. Bây giờ có khoảng 50% số hộ đã có rau xanh bán và có thu nhập khá.

Nông dân Dương Đức Trong ở thôn 3, ngay từ 3 giờ sáng đã dậy mang áo quần bảo hộ, đi ủng, đội mũ cối ra vườn. Mảnh vườn nhà ông rộng khoảng 400 m2 được “quy hoạch” thành nhiều vạt đất, có hệ thống cột bê tông chăng dây cước để làm giàn lưới che, có giếng khoan nước giữa vườn để chủ động tưới.

Ông Trong chia sẻ: “Làm vườn cũng tính toán đến thời tiết để lách bão lũ. Chẳng hạn như dịp cuối tháng 9 đầu tháng 10 hay mưa lũ nên chọn loại rau dai cây như rau cần. Nếu có mưa nhiều thì chưa gieo cải vì cải gặp mưa sẽ bị bét cây ngay.

Tôi làm rau cần, gieo 45 ngày. Sau đó, đưa giống trồng và chăm 30 ngày là thu hoạch. Vì khan rau nên cần bán được với giá 45.000 đ/kg. Mỗi vạt thu hoạch được 30 kg, bán tại vườn cho người buôn”.



Rau xanh đem lại thu nhập cho nông dân

Vườn rau ông Trong chủ yếu bón phân gà. Phân mua ở các trại nuôi gà về ủ thêm với lá xoan và vôi khoảng 1 tuần là đưa ra bón lót trước lúc trồng.

Theo ông Dương Ngọc Dép thì thu nhập từ trồng rau cũng đã mang lại cho bà con khá ổn định. Tùy theo từng gia đình canh tác và giá cả các loại rau, cho thu nhập bình quân từ 80 - 100 triệu đ/ha.

Gia đình ông Phan Đình Tuyến ở thôn 4 có khoảng hơn 400 m2 đất chuyên trồng rau. Vạt đất trước nhà, rau lên xanh ngắt. Bà Dương Thị Tám (vợ ông Tuyên) tranh thủ buổi sáng nhổ hai chục bó rau cải đưa lên chợ. Bà Tám bảo: “Lên nhập cho người buôn rau được 5.000 đ/bó. Mỗi vạt rau thu hoạch được khoảng 200.000 đồng”.

Bà Tám đi chợ, ông Tuyên lấy cuốc xới lại mấy vạt đất, bón phân vi sinh rồi nhổ cây cải giống ươm ở vạt đất vườn cách bên con đường để cấy vào những vạt đất vừa thu hoạch xong.

Theo ông Tuyên, tất cả bà con trồng rau đều áp dụng canh tác theo kiểu cuốn chiếu. Có nghĩa là có vạt đất để gieo hạt giống. Chẳng hạn như rau cải từ lúc ủ gieo sau 15 ngày là cho cây con. Cây con chuyển sang trồng đại trà sau 15 - 20 ngày thì cho thu hoạch. Khi thu xong lứa rau thì đã có cây con để trồng tiếp rồi.

Tháo gỡ khó khăn

Điều kiện tự nhiên và thời tiết ở Quảng Bình với mưa lũ kéo dài nên rất khó SX cây vụ đông. Trước đây, ngành NN-PTNT cũng đã đề ra chương trình phát triển SX vụ đông, nhưng cho đến nay ngoài rau xanh ra chưa có cây nào thực sự phát huy hiệu quả.

Sau bão số 10, Sở NN-PTNT đã tập trung chỉ đạo các địa phương khẩn trương khắc phục hậu quả và chủ động phát triển rau màu để chống đói và có thu nhập cho nông dân.

Theo ông Đậu Minh Ngọc, Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch, huyện đã chỉ đạo các xã có điều kiện đất đai thuận lợi để triển khai trồng cây vụ đông. Đối với các vùng bị thiệt hại nặng do bão và lốc xoáy, đã được Nhà nước hỗ trợ hạt giống rau và giống ngô, thì nhanh chóng khôi phục SX, đẩy mạnh trồng rau màu các loại.

Hiện Quảng Trạch đưa khoảng 600 ha trồng khoai lang giống mới ngắn ngày và khoảng 500 ha trồng các loại rau màu, ngô. Hiện khoai lang đang được thị trường tiêu thụ mạnh, giá trị thu nhập khoảng 35 - 40 triệu đ/ha. Đây là cây dễ trồng, thời gian thu hoạch nhanh, có điều kiện quay vòng đất canh tác.

“Chúng tôi chỉ đạo các địa phương không  tổ chức SX với quy mô lớn trồng nhiều loại cây mà trước mắt cần tập trung vào những vùng đất có điều kiện tự nhiên thích hợp để phát triển các loại rau màu ngắn ngày nhằm sớm có thu nhập cho bà con”, ông Ngọc nói.

Trên vùng cát chạy dọc QL 1A, nông dân các huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy cũng đang chạy đua với thời gian để phát triển rau xanh. Kinh nghiệm của người vùng cát là sau khi lũ lụt vừa rút (cuối tháng 10 hằng năm) thì có thể xuống giống các loại rau lấy quả (cà chua, mướp đắng, đậu cô ve, bầu, bí ngô...).

Ông Nguyễn Văn Giáo ở xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy cho hay: “Lúc đầu ươm giống rau nên chọn vùng đất cao ráo và có làm lưới che để tránh mưa gió. Sau khi cây giống đã phát triển cứng cáp (khoảng sau 15 ngày gieo hạt) thì đưa cây giống ra trồng đại trà”.

Nhiều nông dân cũng áp dụng kinh nghiệm gieo các loại bầu, bí vào hom tre ở sân hay ở vùng đất cao. Khi lũ rút thì cây giống cũng đã được 8 - 10 lá mầm. Đưa ra trồng thì khoảng hơn tháng sau là có thể cho được lứa quả bói đầu tiên.

“Những lứa quả bầu, bí ra bói đầu tiên đó thường bán được giá cao gấp 2 - 3 lần khi vào chính vụ và bà con cũng đã có được đồng tiền chi tiêu hàng ngày, bớt đi khó khăn”, ông Giáo cho biết.

Theo ông Phạm Hữu Thảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy: “Vụ đông này huyện Lệ Thủy dự kiến SX khoảng 450 ha, trong đó rau xanh 150 ha, khoai lang và ngô 300 ha. Trong 10 ngày đầu tháng 11, bà con vùng cát trong huyện đã làm đất và xuống giống được 35 ha rau cải, hành, nén các loại”.

Ông Phan Văn Khoa, GĐ Sở NN-PTNT Quảng Bình:

“Sở đã chỉ đạo quyết liệt khôi phục lại SX sau bão lũ. Trước mắt tập trung trồng rau màu và ngô vụ đông. Khảo sát tại các địa phương cho thấy có khoảng từ 3.000 - 3.500 ha đất có thể trồng cây vụ đông, trong đó 1.100 - 1.500 ha rau xanh. Chính phủ đã hỗ trợ 70 tấn hạt giống ngô và 7 tấn hạt giống rau xanh, đậu đỗ các loại”.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm