| Hotline: 0983.970.780

Rệp hại cà phê mùa nắng

Thứ Sáu 12/04/2019 , 10:35 (GMT+7)

Vào mùa khô nên phun định kỳ một trong các loại thuốc sau, định kỳ 7 – 10 ngày/lần: Saimida 100SL, Secsaigon 25EC, Secsaigon 50EC, Saliphos 35EC, Comda 250EC. Rải Sago super 3GR để trừ rệp sáp gốc.

Rệp muội

Tác hại: Rệp muội có 2 loại đen và xanh giống nhau về hình dáng, sinh sản rất nhanh và bám vào các ngọn lá non, hút dịch làm lá bị cong queo và phát triển không bình thường. Rệp muội gây hại quanh năm khi cy ra đọt non. Chất dịch do rệp tiết ra là môi trường cho nấm muội đen phát triển.

Rệp vải nâu

Đặc tính: Trưởng thành đực có cánh dài 1,2mm có màu xanh vàng nhạt. Trưởng thành cái không có cánh và được bọc bằng vỏ nâu, phồng lên hình bán cầu dài 2,5 – 3mm. Rệp vảy nâu bám dính vào cành lá hút dịch cây làm cho cành lá kém phát triển, thường gây hại vào mùa khô.

Rệp vải xanh

Đặc tính: Rệp trưởng thành cái không có cánh, mình dẹt, vỏ mềm và có màu xanh. Rệp vảy xanh cũng bám dính vào lá và cành non để hút dịch cây làm cho cành lá biến vàng. Rệp non mới nở bò tìm nơi thuận lợi để sinh sống cố định.

Rệp sáp

Tác hại: Rệp non mới nở có màu hồng, chưa có sáp trên mình, chân khá phát triển. Rệp trưởng thành có hình bầu dục dài 4mm, rộng 2mm, trên mình có nhiều sợi sáp dài màu trắng xốp. Trên cây cà phê có 2 loại rệp sáp gây hại, một loại hại chùm quả và lá, loại thứ hai hại rễ. Loại rệp sáp hại lá, quả bắt đầu đẻ trứng vào mùa mưa ở các kẽ lá, nụ hoặc chùm quả non. Rệp non sau khi nở nhanh chóng tìm nơi sinh sống cố định. Mùa mưa rệp sinh sản nhiều, làm quả non bị rụng. Rệp sáp hại rễ sinh sống quanh rễ, tạo ra một lớp bọc không thấm nước ở quanh trục rễ, rệp gây hại khiến cây vàng héo rồi chết. Nói chung, nơi nào có rệp sinh sống thì sau đó có nấm muội đen phát triển.

Phòng trừ rệp hại

Vào mùa khô nên phun định kỳ một trong các loại thuốc sau, định kỳ 7 – 10 ngày/lần: Saimida 100SL, Secsaigon 25EC, Secsaigon 50EC, Saliphos 35EC, Comda 250EC. Rải Sago super 3GR để trừ rệp sáp gốc.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 1] 10 năm chinh phục chim yến

Hơn 10 năm dấn thân vào ngành yến, anh Trần Tuấn Anh đã xây dựng được công ty và thương hiệu yến quy mô tại Bình Phước.

Huấn luyện kỹ năng phòng, chống bệnh dại

CẦN THƠ Ngày 16/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Cần Thơ phối hợp với Sở Y tế, Trường Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) tập huấn phòng, chống bệnh dại trên động vật.

Tưới tiết kiệm: Khó khăn trước mắt, lợi ích dài lâu

Đầu tư cho hệ thống tưới tiết kiệm có thể tốn kém trước mắt cho nhà nông, song sẽ mang lại nhiều lợi ích dài lâu.