| Hotline: 0983.970.780

Rệp sáp phấn trên mãng cầu ta

Thứ Ba 02/11/2010 , 09:42 (GMT+7)

Cây mãng cầu ta (còn gọi cây na) được trồng nhiều nơi, thành vườn chuyên canh hoặc trồng quanh vườn nhà. Cây mãng cầu ta thích hợp vùng đất cao, thịt pha cát, đất đỏ bazan. Trái mãng cầu ta thơm ngọt, nhiều dinh dưỡng và mang lại thu nhập cao cho nông dân.

Trong quá trình sinh trưởng, cây mãng cầu ta thường xuyên bị rệp sáp phấn gây hại nghiệm trọng làm ảnh hưởng sinh trưởng của cây, làm giảm năng suất, chất lượng trái. Sau đây chúng tôi xin trình bày một số đặc điểm gây hại và cách phòng trừ loại dịch hại này.

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ GÂY HẠI

Rệp sáp phấn (hay rệp bông trắng) thuộc họ Pseudococcidae, bộ Homoptera. Con trưởng thành cái có màu vàng nhạt, hình bầu dục, dài khoảng 2-4mm. Toàn cơ thể phủ đầy chất sáp trắng như phấn, ngoài rìa cơ thể có nhiều sợi tua trắng, phía đuôi có 2 sợi tua trắng dài nhất. Cơ thể chứa chất dịch màu hồng nhạt.

Rệp sáp phấn hiện diện đều khắp các vườn mãng cầu. Chúng chích hút nhựa các bộ phận cây như lá, đọt non, hoa, trái để sống. Triệu chứng lá non bị quắn, đọt bị thui chột, gây rụng hoa và trái non, làm trái chậm lớn hoặc chai, rệp còn bám đầy kẽ vỏ và cuống trái làm trái đen, không đẹp mắt.

Trong quá trình gây hại, rệp sáp phấn còn tiết ra dịch ngọt thu hút nấm bồ hóng phủ đen cành lá, làm giảm khả năng quang hợp của cây. Rệp sáp phấn sống quanh năm và gây hại nặng vào mùa nắng nóng từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Biện pháp canh tác: Chăm sóc tốt vườn cây mãng cầu như vệ sinh cỏ dại, xén tỉa cành tạo thông thoáng, bón phân, tưới nước đầy đủ giúp cây sinh trưởng mạnh khỏe.

Biện pháp sinh học: Có nhiều loài thiên địch tấn công rệp sáp phấn như bọ rùa, ong, nấm ký sinh. Nên cần bảo tồn thiên địch, hạn chế việc lạm dụng phun thuốc trừ sâu khi không cần thiết.

Biện pháp phun thuốc hóa học: Do rệp sáp có lớp sáp trắng bao ngoài nên làm hạn chế sự thấm thuốc vào cơ thể, giảm hiệu lực của thuốc. Làm sao để phá vỡ lớp sáp bên ngoài này để thuốc hóa học dễ tiếp xúc và thấm sâu vào cơ thể rệp sáp? Hiện Công ty CP Bảo vệ thực vật Sài Gòn có sản phẩm dầu khoáng SK Enspray 99EC có tác dụng này. Cách sử dụng như sau:

Hỗn hợp dầu khoáng SK 99 + Dragon 585EC. Ngoài việc tăng hiệu lực diệt rệp sáp, dầu khoáng SK 99EC còn giúp thuốc bám dính tốt hơn, thuốc ít bị mưa rửa trôi, giúp bộ lá cây xanh bóng. Ngoài ra có thể sử dụng thuốc Fenbis 25EC hoặc dùng đơn thuốc Dragon 585EC.

Chú ý nguyên tắc 4 đúng, an toàn lao động khi phun thuốc trong vườn cây mãng cầu.

Xem thêm
Thủ tướng Phạm Minh Chính: 'Chỉ bàn làm, không bàn lùi'

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần 'chỉ bàn làm, không bàn lùi', ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương; vượt nắng, thắng mưa, hoàn thành tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.

Tây Ninh chấn chỉnh nhiều nhà máy tinh bột sắn gây ô nhiễm

Nhiều cơ sở sản xuất tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thường xuyên xả thải trực tiếp ra môi trường dù bị phạt nặng. Tỉnh này đang quyết liệt chấn chỉnh…

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ngồi ở nhà, người dân Huế vẫn được cấp phiếu lý lịch tư pháp

THỪA THIÊN - HUẾ Từ ngày 22/4, người dân Huế có tài khoản định danh điện tử VNeID mức độ 2 sẽ thực hiện thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh VneID.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm