| Hotline: 0983.970.780

Rộn rã đi chọn người tài, đức

Thứ Hai 23/05/2011 , 09:14 (GMT+7)

Hôm qua (22/5), cùng với cử tri cả nước, miền sông nước Cửu Long, vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống cũng rộn rã với ngày hội lớn. Một ngày để chọn người đại diện cho mình - cử tri ĐBSCL hôm qua đã hoàn thành tâm nguyện và gửi trọn niềm tin của họ vào các lá phiếu.

Hôm qua (22/5), cùng với cử tri cả nước, miền sông nước Cửu Long, vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống cũng rộn rã với ngày hội lớn.  

Phum sóc trọn ngày vui

Sáng 22/5, có mặt tại ấp Tà Lọt, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên (An Giang) - nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, nhiều cử tri cho biết, do địa hình cách trở nên phải mất gần nửa tiếng đồng hồ mới ra được trung tâm xã. Năm nay lần đầu tiên Tà Lọt có điểm bầu cử riêng nên bà con đi bầu cử đã dễ dàng hơn. Tà Lọt có 303 cử tri. Ông Chau Nhum, một người dân ở đây, nói: Mấy ngày trước cán bộ đến tận nhà giải thích quyền lợi và nghĩa vụ của việc bầu cử nên chúng tôi ý thức rất rõ trách nhiệm. Mấy năm nay Tà Lọt được Nhà nước quan tâm nên đời sống người dân đỡ hơn nhiều.

Ông Phan Thành Dũng, Bí thư Đảng ủy xã, Trưởng ban chỉ đạo UB Bầu cử đại biểu HĐND xã An Hảo cho biết: Toàn xã có 9 tổ bầu cử, với 8.647 cử tri, trong đó có 4.327 cử tri đồng bào dân tộc Khmer. Do cử tri sống rải rác trên núi Cấm nên ấp Thiên Tuế được chọn làm tổ bầu cử tập trung. Từ sáng sớm ở các ấp Thiên Tuế, Vồ Bà, Vồ Đầu và Rau Tần với hơn 1.400 cử tri đã đến điểm tập trung trên vồ Thiên Tuế bầu cử trong không khí phấn khởi, phum sóc tưng bừng như ngày hội.

Ông Chau Úch (87 tuổi) ở sóc Tà Hu, xã Cô Tô, huyện Tri Tôn (An Giang) nói: Mặc dù năm nay đã cao tuổi rồi nhưng cố gắng đi chọn mặt gởi vàng để bầu những người biết lắng nghe ý kiến của bà con nông dân. Tui cũng vận động người thân trong nhà và bà con hàng xóm đi bầu cử đầy đủ. Đối diện với sóc Tà Hu, ông Chau Kéat ở sóc Tà Le cũng cho hay: 7 năm trước được chính quyền địa phương cấp cho 5 công đất ruộng và cho vay tiền mua cặp bò để làm ăn. Bây giờ đất mỗi năm làm được một vụ lúa vào mùa mưa và làm rẫy mùa khô nên kinh tế gia đình khá hơn. Hy vọng những người trúng cử kỳ này quan tâm nhiều hơn nữa tới nông nghiệp.

Về Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, chúng tôi được biết toàn xã có gần 12 ngàn nhân khẩu, với hơn 2.600 hộ, trong đó dân tộc Khmer chiếm tỷ lệ 71% dân số. Suốt quãng đường về xã, dọc hai bên giăng đầy băng rôn, áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền cho ngày bầu cử, không khí rất tươi vui, rộn ràng. Ông Phạm Đăng Ngươn, ấp Sóc Đồn, xã Hưng Hội vui vẻ cho biết: Chúng tôi đã tìm hiểu kỹ từng ứng cử để bầu, tuyệt đối không chọn ngẫu nhiên.

Ông Nguyễn Văn Vĩ, Chủ tịch UBMTTQ, kiêm PCT Uỷ ban Bầu cử xã Hưng Hội cho biết: Trước đó xã đã tổ chức 57 cuộc tiếp xúc cử tri, với hơn 4.500 cử tri tham dự ở 9 ấp trong toàn xã. Việc tuyên truyền bầu cử được địa phương phối hợp với nhà chùa trong các buổi giảng kinh Phật, đặc biệt là chùa Ghositaram có hơn 40 cử tri là đại đức, sư sãi. Ngoài những thuận lợi về giao thông, lộ bê tông nối liền các phum sóc, làng ấp, bà con rất ý thức về trách nhiệm nghĩa vụ của mình trong việc lựa chọn đại biểu có trình độ, đạo đức. Không những là xã có đông đồng bào sinh sống, mà còn là địa phương có nhiều người đi làm ăn xa quê (hơn 350 cử tri). Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, ngay từ sớm số cử tri đi đến các điểm bầu cử đông đủ và bầu đúng luật.

Qua Trà Vinh, tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất ở ĐBSCL, không khí vui tươi của ngày hội lớn cũng đến từng phum sóc. Tại các điểm bỏ phiếu thuộc xã Nhị Trường, Trường Thọ, huyện Cầu Ngang, không khí nhộn nhịp ngay từ sáng sớm. Sư Thạch Rây, cả nhì chùa Cũ, xã Kim Hòa phấn khởi nói: Hôm nay, là ngày bầu cử sư rất vui mừng chọn người có đức, có tài chăm lo đời sống nhân dân, chăm lo đời sống người dân tộc Khmer. Mấy năm vừa qua sư thấy đời sống đồng bào dân tộc thay đổi rất nhiều, Nhà nước cho vay vốn, đường sá rất tốt đi lại dễ dàng, trường, trạm khang trang. Mong muốn của sư là các vị đắc cử chăm lo tốt hơn nữa đời sống nhân dân như cho vay vốn, chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp nhất là vùng đồng bào dân tộc Khmer.

Ông Lê Văn Quang, Giám đốc Sở Nội vụ, Thư ký Uỷ ban bầu cử tỉnh cho biết: Đến 14 giờ, toàn tỉnh Trà Vinh có 731.836 cử tri đi bầu, đạt 97,27% . Cuộc bầu cử diễn ra đúng luật, dân chủ, tình hình an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh ổn định.

Rộn ràng miền sông nước

Tại chợ nổi Cái Răng, TP. Cần Thơ, tập quán của người dân thường bận rộn công việc vào buổi sáng sớm, nhưng trong ngày bầu cử lần này, tất cả công việc đã được mọi người hoãn lại để lo xong việc bầu cử. Anh Nguyễn Hữu Hiệp, dân thương hồ tại chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ, nói: Nghề buôn bán trên sông nay chỗ này mai chỗ nọ nhưng tôi rất quan tâm tới ngày bầu cử nhờ cái đài mang theo trên ghe. Sáng ngày bầu cử, những hộ gia đình sống trên ghe xuồng tại chợ nổi Cái Răng có người cao tuổi hoặc tật nguyền không đến điểm bỏ phiếu được, tổ bầu cử địa phương đã cử người mang thùng phiếu phụ đến tận nơi.

Hoạt động bầu cử ở cù lao sông nước cồn An Lộc, xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) cũng rất nhộn nhịp. Mới 6 giờ sáng mà 4 tổ bầu cử tại hai ấp Tân Qui I, ấp Tân Qui II thuộc xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, Trà Vinh đã có đông cử tri đến bầu cử. Theo danh sách niêm yết cù lao Tân Qui có 3.307 cử tri. Ông Trần Văn Chiến, Trưởng ban Bầu cử ấp Tân Qui I cho biết: Đa số cử tri đã tranh thủ thời gian đi sớm để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Đến 9 giờ sáng, số cử tri tham gia đi bỏ phiếu đạt trên 75%. Để tạo điều kiện thuận lợi cho cử tri tham gia đi bỏ phiếu, hôm nay đò ngang chạy sớm hơn hằng ngày.

Ông Dương Văn Bon, Trưởng phòng Nội vụ, ủy viên Ủy ban Bầu cử huyện Cầu Kè cho hay, mặc dù điều kiện tự nhiên của huyện tương đối cách trở về sông ngòi, dân cư sống không tập trung nhưng ý thức của cử tri rất cao. Riêng đối với các cử tri đi làm ăn xa, đến 18 giờ tối ngày 21/5/2011 đã về tại địa phương xin bổ sung thẻ cử tri là 2.858 người. Đa số cử tri chúng tôi gặp đều chia sẻ mong muốn những ứng cử viên khi đắc cử thực hiện đúng theo chương trình hành động của mình, quan tâm giải quyết các vấn đề bức xúc trong xã hội như xóa đói giảm nghèo, đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn, quan tâm tới đồng bào dân tộc Khmer, xây dựng các công trình phúc lợi dân sinh…

Ngư dân chờ cả tuần để được bỏ phiếu 

Tại khu cảng cá Tắc Cậu (huyện Châu Thành- Kiên Giang), ngày từ sáng sớm, nhiều ngư phủ đã tập trung tại tổ bầu cử số 2, xã Bình An để thực hiện quyền công dân của mình trước khi tiếp tục ra khơi bám biển. Ngư phủ Danh Sậy, vừa từ khu vực bầu cử bước ra cho biết: “Anh em ngư phủ tụi tôi tập trung đến đây từ sáng sớm, tranh thủ tìm hiểu thêm về những ứng cử viên mà mình sẽ lựa chọn. Phải cân nhắc thật kỹ, lựa chọn những người vừa đủ tâm để tận tụy với trọng trách được giao, vừa đủ tầm để giải quyết công việc. Bản thân tôi xuất thân từ nông thôn nên rất ủng hộ những ai biết quan tâm nhiều đến đời sống của bà con nông dân”.

Ông Trần Thanh Bình, chủ tàu cá KG 90247 TS tâm sự, tàu tôi đã về đất liền hơn một tuần nay, bình thường chỉ cần 4-5 ngày lấy nguyên liệu là có thể tiếp tục ra khơi. Nhưng thấy đã sát ngày bầu cử nên tôi quyết định đậu lại, chờ anh em ngư phủ bỏ phiếu xong hết rồi mới ra khơi. Còn chủ tàu KG 11053 TS Nguyễn Văn Đông lại quyết định cho tàu vào bờ sớm hơn mọi khi để anh em ngư phủ còn kịp đi bỏ phiếu. “Mọi khi mỗi chuyến ra khơi thường kéo dài khoảng một tháng nhưng chuyến này mới hơn 20 ngày tôi vẫn quyết định cho tàu vào cảng đúng ngày 22/5 để anh em về đi bầu cử"- ông Đông nói.

Tại Cà Mau, vùng đất cực Nam của Tổ quốc, từ tờ mờ sáng đã nghe thông tin tuyên truyền nhân dân đi bầu cử phát khắp nơi trên các cụm loa phát thanh từ thành thị đến các vùng nông thôn, hải đảo. Tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, nơi có 9.826 cử tri tham gia bầu cử, ông Lý Hoàng Tiến, Bí thư Đảng ủy xã, cho biết: “Để tạo thuận lợi cho cử tri, chúng tôi đã bố trí 16 tổ bầu cử trên toàn xã. Ngoài ra, xã còn chuẩn bị xuồng máy sẵn sàng đưa rước người dân đến điểm bầu cử đối với các cử tri không có điều kiện đi lại. Còn đối với những người làm nghề đóng đáy hàng khơi, tổ bầu cử sẽ đem thùng phiếu đến tận nơi”. Cùng thời gian trên, hơn 200 cử tri lực lượng vũ trang đang làm nhiệm vụ và cư dân sinh sống trên cụm đảo Hòn Chuối, Hòn Khoai cũng bỏ phiếu bầu cử xong trong niềm hân hoan phấn khởi.

Còn tại các nhà máy chế biến thủy sản ở Cà Mau, nơi có trên 40.000 công nhân lao động, lãnh đạo nhà máy cũng đã có kế hoạch sản xuất phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động thực hiện bầu cử đúng pháp luật. Nhiều đơn vị như Cty CP Nông sản XNK Cà Mau, Cty Chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Việt, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú…đã bố trí xe đưa rước cho toàn bộ cử tri là công nhân của Cty đang làm việc trong các nhà máy đến điểm bầu cử.

Một ngày để chọn người đại diện cho mình - cử tri ĐBSCL hôm qua đã hoàn thành tâm nguyện và gửi trọn niềm tin của họ vào các lá phiếu. 

Xem thêm
Thủ tướng nêu 3 nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch tỉnh Lạng Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khái quát 3 nhiệm vụ hết sức quan trọng với Lạng Sơn trong thực hiện quy hoạch tỉnh.

Phú Thọ thiệt hại khoảng 34,5 tỷ đồng do mưa dông

Ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ chịu thiệt hại vô cùng nặng nề khi hàng trăm ha lúa, ngô, chuối, rau màu... bị đổ ngã và không thể phục hồi.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dòng người nghìn nghịt dự lễ khai trương du lịch biển Hà Tĩnh

Hà Tĩnh Hàng nghìn người dân đã đổ về biển Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên ngắm màn pháo hoa mãn nhãn, rực rỡ trong lễ khai trương du lịch biển Hà Tĩnh 2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm