| Hotline: 0983.970.780

Rộn ràng làng nghề trồng cúc dược liệu

Thứ Năm 02/01/2020 , 13:46 (GMT+7)

Tháng cuối năm, làng Nghĩa Trai (Hưng Yên) được phủ một màu vàng óng của những bông cúc chi dược liệu.

Làng Nghĩa Trai, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm có 560 hộ thì 80% số hộ tham gia trồng cây dược liệu. Đây là nghề truyền thống vài trăm năm tuổi.
Ở đây trồng cả trăm loại dược liệu, nhưng nhiều nhất là cúc chi (cúc hoa vàng), chiếm khoảng 70% diện tích. Cúc chi dùng để làm trà hoặc chế thành thành thuốc nam.
Cúc chi được xuống giống từ tháng 7 Âm lịch, cuối tháng 11, đầu tháng 12 thì bắt đầu cho thu hoạch.
Những ngày nay, cả trăm người từ nhiều nơi đổ về Nghĩa Trai tham gia hái thuê cúc chi.
Mỗi kg cúc tươi, người làm công được trả 13 nghìn đồng. Trung bình một người hái được 15 kg/ngày. Người nhanh tay có thể hái tới 20 kg/ngày.
Dịp cuối tuần, nhiều học sinh tranh thủ ra đồng hái cúc chi giúp bố mẹ. Bao đời nay, cây dược liệu nói chung, cúc chi nói riêng đã nuôi sống, giúp bao thế hệ người Nghĩa Trai làm giàu.
Cúc chi khô khi cao điểm có giá tới 800 nghìn đồng/kg. Nhưng để làm ra 1kg cúc sấy khô, phải dùng tới 6 – 7 kg cúc tươi. Trừ hết chi phí, mỗi sào, người trồng bỏ túi khoảng 20 triệu đồng.

Xem thêm
Hơn 2.100 ha cây trồng của Sơn La có khả năng xảy ra hạn hán

Hơn 2.100 ha cây trồng của Sơn La có khả năng xảy ra hạn hán. Dừa khô tăng hơn 30.000 đồng/12 quả. Việt Nam là thị trường cung cấp chuối lớn nhất cho Trung Quốc. Giá cà phê nội địa tăng 15.000 đồng/kg.

Duy trì vùng an toàn bệnh dại, khó mấy cũng phải làm

TP. HCM Bệnh dại đang có chiều hướng tăng cao, để thanh toán bệnh dại đến 2030, ngoài giải pháp tiêm vacxin, quản lý chặt đàn chó mèo, việc xây dựng vùng an toàn bệnh dại và duy tri là việc làm bắt buộc, khó mấy cũng phải làm.

Mẹo né mặn, tránh hạn ở 'rốn phèn' Hậu Giang

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt, người dân và chính quyền địa phương vùng trũng phèn của tỉnh Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo sản xuất và sinh hoạt.

Tan hoang sau dông lốc: 576 nhà ở tốc mái, hoa màu gãy đổ 165ha

Bắc Kạn 576 ngôi nhà bị hư hỏng, hơn 165ha hoa màu gãy, đổ sau trận dông lốc xảy ra tại tỉnh Bắc Kạn vào đêm 17/4, hiện chính quyền địa phương đã cùng người dân khắc phục hậu quả.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm