| Hotline: 0983.970.780

Rong nho đi Nhật

Thứ Năm 02/10/2014 , 08:15 (GMT+7)

Tại Khánh Hòa, hiện nay mô hình nuôi trồng rong nho được rất nhiều bà con quan tâm bởi ít xảy ra dịch bệnh, lợi nhuận cao, chủ yếu XK sang thị trường Nhật. 

Nơi đầu tiên trồng rong nho XK sang Nhật phải kể đến phường Ninh Hải, TX Ninh Hòa (Khánh Hòa).

Những người tiên phong

Ông Trần Tấn Thịnh, cán bộ KN-KN phường Ninh Hải, TX Ninh Hòa cho biết, nếu như năm 2004 khi mô hình rong nho được trồng thử nghiệm thành công trên ao nuôi tôm bị bỏ hoang chỉ vài hecta, thì đến nay diện tích lên đến 15 ha với 10 hộ nuôi trồng.

Hiện mô hình này được bà con nông dân đánh giá mang lại hiệu quả cao, lại thân thiện môi trường. 1ha rong nho cho thu hoạch với sản lượng trung bình 4 tấn tươi/tháng, sau khi trừ tất cả chí phí, nông dân lãi hàng chục triệu đồng. Vì vậy chính quyền địa phương đang khuyến khích bà con nhân rộng mô hình, tuy nhiên cần thành lập Tổ liên kết để ổn định đầu ra.

Dẫn chúng tôi tham quan mô hình trồng rong nho, ông Thịnh còn cho biết, những người tiên phong trồng rong nho ở đây phải kể đến 2 anh em ông Lê Bền và Lê Nhứt. Tại cơ sở chế biến rong nho ở tổ dân phố Đông Hà, ông Lê Nhứt, GĐ Cty CP Đại Dương VN cho biết, điều kiện trồng rong nho ở đây rất phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương, được người Nhật ưa chuộng. 

Từ 200 gram rong nho giống được đối tác Nhật mang sang, ông bắt đầu trồng thử nghiệm trên ao nuôi tôm bỏ hoang. Thời gian đầu do chưa nắm vững kỹ thuật nên số rong nho ông trồng cứ lần lượt chết dần chết mòn.

07-53-35_rong-duoc-lu-roi-cho-vo-thung-suc-oxy-de-nuoi-lnh-vet-thuong
Rong được lựa rồi cho vào thùng sục oxy để nuôi lành vết thương

Thất bại ban đầu không làm ông nản chí mà tiếp tục thử nghiệm nhiều cách trồng khác nhau như trồng rong có lưới che và trồng để tự nhiên ngoài trời. Kết quả, số rong nho được che chắn lưới sinh trưởng và phát triển tốt.

Rong nho đi Nhật

Ông Nhứt cho biết, năm 2006, khi ông bắt đầu thu hoạch rong XK lô hàng đầu tiên với 36 kg được thị trường Nhật chấp nhận. Từ thành công bước đầu đã giúp ông thêm vững chí tiếp tục đầu tư cho vụ mới và mở rộng diện tích ao nuôi. Cho đến nay ông có 3 ha ao nuôi trồng rong nho, năng suất đạt từ 30-70 tấn/ha/năm, sau khi trừ tất cả chi phí lãi hàng tỷ đồng/năm.

Hiện nay tại phường Ninh Hải có 2 Cty được NAFIQAD (Cục quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản) cấp mã XK rong nho đi các nước trên thế giới, đó là Cty CP Đại Dương VN và Cty TNHH Trí Tín. Các đối tác Nhật đánh giá chất lượng rong của Khánh Hòa.

Cũng theo ông Nhứt, các nước châu Á như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc... rong nho rất được ưa chuộng và được sử dụng như một loại rau xanh. Hiện nay có trên 80% rong nho ở Việt Nam dành cho việc XK và chủ yếu sang thị trường Nhật.

Tuy nhiên để người Nhật chấp nhận rong tươi nhập từ Việt Nam, ông đã đầu tư xây dựng xưởng chế biến nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm tuân thủ đúng quy trình mà người Nhật đã chuyển giao. Cụ thể, khi rong nho thu hoạch bằng tay được cắt tỉa phần chùm nho ra khỏi thân.

Sau đó chọn những chùm có kích thước chiều dài từ 6 - 9 cm, đường kính thân rong trên 0,8 cm rửa sạch bằng nước biển để loại bỏ phần dập héo trôi theo nước.

07-53-35_rong-nho-duoc-trong-duoi-dn-luoi
Rong nho được trồng dưới dàn lưới

Tiếp đến rong được cho vào ô chứa và sục khí nuôi trong 3 ngày nhằm làm lành vết cắt, sau đó vớt lên để ráo nước. Sau công đoạn làm thủ công, rong nho được cho vào quay li tâm và đựng trong hộp nhựa trong suốt để lấy ánh sáng mặt trời nhằm giữ được độ tươi lâu.

“Nối tiếp những thành công, mới đây chúng tôi đã nghiên cứu thành công cho ra đời sản phẩm rong nho khô. Đây là bước tiến quan trọng trong công nghệ bảo quản sản phẩm. Trong khi rong nho tươi chỉ để được 7 ngày, nay sử dụng công nghệ làm thành rong khô thời gian bảo quản đã lên tới 6 tháng. Một quỹ thời gian đủ lớn để rong nho có thể đi khắp thế giới bằng cả đường bộ lẫn đường thủy mà không sợ bị hư hại”, ông Nhứt chia sẻ.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm