| Hotline: 0983.970.780

"Rốt đa" vụ tôm

Thứ Sáu 23/01/2015 , 09:10 (GMT+7)

Những ngày này về các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải (Trà Vinh) thấy bà con nông dân tất bật cải tạo ao tôm để chuẩn bị bước vào vụ thả nuôi trước Tết Nguyên đán.

Để trang bị thêm kiến thức và kinh nghiệm cần thiết cho người nuôi tôm ngay đầu vụ, ngày 18/1 vừa qua, Cty TNHH Công nghệ sinh học MEGA tổ chức hội thảo chuyên đề “Một số bệnh thường gặp trên tôm nuôi thương phẩm”. Hơn 200 nông dân đến tham dự và đặt ra nhiều câu hỏi với các nhà khoa học.

Ông Nguyễn Ngọc Thạnh, Giám đốc Cty TNHH MEGA - người có nhiều kinh nghiệm và nghiên cứu chuyên sâu về một số bệnh thường gặp ở tôm sú và tôm thẻ chân trắng đã trình bày cho bà con nông dân biết về các bệnh: gan tụy cấp, phân trắng, ốp thân và cách phòng trị. Đây là những bệnh đã gây ra nhiều thiệt hại cho người nuôi tôm liên tiếp những năm vừa qua tại các tỉnh vùng ĐBSCL.

Anh Nguyễn Văn Bông ở ấp Bến Cát, xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang nuôi 3 ao tôm thẻ chân trắng (2.500 m2/ao) đã qua 5 vụ cho biết, nông dân đang chuẩn bị vào vụ thả nuôi mới. Lo ngại nhất là bệnh đốm trắng và đỏ thân. Dù mới vào nghề nuôi tôm kinh nghiệm chưa nhiều, nhưng mỗi vụ anh Bông cũng lời được 120 - 150 triệu đồng.

Anh Trần Trí Dũng ở ấp Rạch, xã Thuận Hòa, huyện Cầu Ngang nuôi 4 ao tôm thẻ chân trắng (3.000 m2/ao). Do mới nuôi vụ đầu tiên chưa có kinh nghiệm nên không có lời. Hiện tại, anh đang cải tạo ao để đầu tháng 2 tới thả tôm giống. Đợt này anh nuôi theo quy trình “Phòng ngừa EMS” - phòng bệnh gan tụy cấp trên tôm của Cty MEGA.

Không chỉ hỏi về bệnh tôm, nhiều người còn đặt ra các câu hỏi khác như: Nuôi cá rô phi (cá đực) kết hợp với tôm được không? Với câu hỏi này, cán bộ kỹ thuật của Cty MEGA cho biết, nuôi cá rô phi có tác dụng làm thoáng mặt đáy ao và tạo ra tảo.

Tuy nhiên, có những nơi còn nuôi cá trê, nó có ưu điểm hơn cá rô phi, nhưng nuôi với mật độ nào là vừa cần phải thận trọng và có thời gian nghiên cứu kỹ hơn.

Thực tế cho thấy, thời gian qua một số bà con nông dân ở các tỉnh Cà Mau, Trà Vinh và Long An nuôi tôm theo quy trình “Phòng ngừa EMS” của Cty MEGA đã gặt hái được thành công. Tại những điểm trình diễn, nhiều người đã trực tiếp đến tham khảo mô hình và tin tưởng áp dụng cho ao nuôi của mình.

Toàn huyện Cầu Ngang có hơn 10.520 hộ thả nuôi tôm trên diện tích 5.230 ha, trong đó tôm thẻ chân trắng chiếm 63%, tôm sú chiếm 36,92%. Phó Chủ tịch UBND huyện Cầu Ngang Nguyễn Đức Mậu cho rằng, để thực hiện thắng lợi vụ tôm năm 2015, cần rút ra những bài học kinh nghiệm và các giải pháp đồng bộ về thời vụ, phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ môi trường trong năm 2014 vừa qua.

Ông Nguyễn Ngọc Thạnh, Giám đốc Cty TNHH Công nghệ sinh học MEGA cho biết: “Khi tôm bị nhiễm bệnh gan tụy cấp, giải pháp được khuyến cáo gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn tiêu diệt mầm bệnh và giai đoạn phục hồi, ngăn ngừa tái nhiễm”.

Để đảm bảo việc điều trị thành công, khi phát hiện tôm bị bệnh gan tụy cấp, ta cắt cử không cho ăn 2 - 3 ngày, tiến hành xử lý cải tạo môi trường đưa các chỉ tiêu lý hóa đạt yêu cầu: pH (7,8 - 8,2); kiềm (120 -160 mg/lít); NH3 (<0,14 mg/lít): NO2 (0,25 mg/lít); DO (oxy hòa tan) ban ngày > 6 mg/lít, ban đêm > 4 mg/lít; Mg2+ = 400 - 600 ppm; Ca2+ = 250 - 300 ppm; K+ = 150 - 200 ppm.

Để làm đúng theo quy trình, Cty MEGA đã cung cấp bảng hướng dẫn phác đồ điều trị và cử kỹ sư bám sát các ao nuôi. Các hướng dẫn chi tiết về phòng chống dịch bệnh cũng được cập nhật trên trang website www.megabiotech.vn của Cty để mọi người có thể tham khảo rõ ràng hơn.

Đặc biệt, để giúp bà con nuôi tôm giảm bớt thời gian gửi mẫu đi xét nghiệm, từ vụ này Cty MEGA mở phòng xét nghiệm bệnh tôm đặt tại đại lý Năm Đực (Địa chỉ: Khóm Minh Thuận A, thị trấn Cầu Ngang, huyện Cầu Ngang, Trà Vinh. ĐT: 0743.825462) để test nhanh các bệnh đốm trắng, gan tụy cấp (EMS), bệnh còi (MBV)… trên tôm giống và tôm đang trong quá trình thả nuôi.

Ưu điểm, là thời gian cho kết quả chỉ trong vòng 1 tiếng đồng hồ thay vì phải mất 1 ngày gửi đi xét nghiệm như trước đây. Hy vọng, với sự chuẩn bị sẵn sàng ngay từ đầu vụ tôm mới 2015 người nuôi tôm ở Trà Vinh sẽ gặt hái được thắng lợi.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm