| Hotline: 0983.970.780

Rừng dừa sinh thái Tịch Tây

Thứ Năm 05/05/2022 , 06:37 (GMT+7)

Còn gì thú hơn khi chèo thúng trên các con rạch tận hưởng thiên nhiên trong lành, phía dưới là những đàn cá tung tăng bơi lội, bên trên chim cò sải cánh trắng xóa.

Len lỏi dưới tán rừng dừa

Len lỏi dưới tán rừng dừa

Tiềm năng du lịch đa dạng

Cách QL1A theo dòng Trường Giang hơn 1km đường chim bay về hướng tây nam, hiện ra một khu rừng dừa nước sinh thái còn hoang sơ kỳ bí tại địa phận thôn Tịch Tây, thuộc xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành (Quảng Nam).

Rừng dừa nước thôn Tịch Tây đã có trước thời phong kiến, là rừng dừa nước tự nhiên với diện tích gần mười mẫu. Lá dừa nước cao chừng 2m, mỗi gốc mọc từ 7 lá đến hơn 10 lá. Dừa mọc tự do và sinh sôi nảy nở thích nghi với nguồn nước lợ do thủy triều lên xuống theo con nước mỗi ngày. Nơi đây như một hồ thiên nhiên rộng lớn nuôi dưỡng các loài thủy sản phát triển đa dạng như tôm, cua, sò, ốc, cá..., cung cấp nguồn lợi kinh tế của nhân dân quanh vùng.

Thời phong kiến, các hương - lý tự quản lý để bán lá dừa nước cho khách hàng dùng lợp nhà và chuồng trại khắp vùng. Sau ngày giải phóng, chính quyền địa phương tiếp tục quản lý, khai thác lá dừa nước làm kinh tế. Đến khi có chương trình phát triển du lịch, với sự chỉ đạo của Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Núi Thành, khu rừng dừa nước hoang sơ được quy hoạch và tiếp tục xây dựng theo hướng khu du lịch sinh thái. Theo đó, diện tích rừng dừa nước được mở rộng thêm 20ha và trồng thêm hàng chục nghìn cây dừa mới.

Từ hướng phát triễn mới, Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Núi Thành vào cuộc, quy hoạch thành khu sinh thái, kiến tạo lối cho thuyền thúng đi sâu trong rừng dừa và trở thành điểm tham quan từ rừng đến Khu di tích - tượng đài chiến thắng lịch sử Núi Thành rất hấp dẫn.

Nơi đây, vào những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là nơi cán bộ cách mạng bí mật ẩn náu hoạt động. Lực lượng du kích địa phương đã nhờ vào địa hình lẩn khuất kín đáo để liên lạc và người dân làm nơi tiếp tế lương thực nuôi giấu các lực lượng cách mạng hoạt động.

Rừng dừa nước Tịch Tây vẫn còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ với vùng quê yên ả. Dừa có công dụng giữ bờ ngăn mặn rất bền chắc, nhờ vậy thời xưa nó đã giữ vững con đập dài hơn 500m, bảo vệ đồng lúa Tỉnh Thủy sát chân Bờ Điền. Nhờ dừa, đã tạo nên vùng ruộng hàng trăm mẫu, quanh năm lúa nếp xanh tốt, mỗi mùa thu hoạch lúa chín vàng cả cánh đồng tràn đầy sức sống.

Từ trước tới nay, cây dừa nước bắt nguồn từ đâu không ai rõ, người dân chỉ quen gọi là Sát dừa Bờ Điền, hay Sát dừa ngăn mặn Tịch Tây. Nhờ chân đê vững chắc với hàng dừa nước, cánh đồng Tỉnh Thủy thuộc thôn Tịch Tây ngày đó là một trong những cánh đồng rộng bao la đem lại năng suất lúa cao nhất quanh vùng.

Cảnh đẹp thơ mộng ở Tịch Tây

Cảnh đẹp thơ mộng ở Tịch Tây

Lợi ích kép

Đến nay, rừng dừa Tịch Tây đang sở hữu hai nguồn lợi, đó là lá dừa và hải sản với các loại tôm, cá, ốc cua…, góp phần làm nguồn kinh tế, tạo cuộc sống ấm no lâu bền cho nhân dân quanh vùng.

Trước đây, do việc khai thác, chuyển đổi tràn lan cộng với nguồn nước ô nhiễm của các dịch vụ khai thác, giá trị hệ sinh thái tự nhiên rừng dừa nước bị suy kiệt, tác động lớn đến hệ sinh thái chung của vùng.

Qua thời gian phục hồi, rừng dừa nước Tịch Tây hiện có diện tích khoảng hơn 20ha. Trong 10 năm qua, với 2 dự án do Quỹ Môi trường và chương trình tài trợ các dự án nhỏ tại Việt Nam (GEF SGP) đã giúp bảo tồn, phát huy hiệu quả giá trị hệ sinh thái rừng dừa nước Tịch Tây.

Rừng dừa giúp chống xói lở, là nơi tránh lũ bão, tạo môi trường thuận lợi giúp hệ sinh thái động thực vật phát triển, tạo sinh kế cho người dân cũng như chứa đựng tiềm năng lớn phát triển du lịch sinh thái, du lịch học tập.

Các dự án đã trồng phục hồi được trên 20ha với hàng chục ngàn cây dừa con, tạo rừng dừa nước mới, giao quyền quản lý hệ sinh thái cho người dân địa phương, hỗ trợ phát triển đội ngũ thuyền thúng phục vụ du lịch.

Đội ngũ chèo thuyền thúng sẵn sàng phục vụ nhu cầu tham quan, khám phá của du khách

Đội ngũ chèo thuyền thúng sẵn sàng phục vụ nhu cầu tham quan, khám phá của du khách

Dừa xanh ngát ven con đê, bám giữ chân đê vô cùng vững chắc, dừa được giao cho từng hộ quản lý sử dụng và khai thác lá dừa. Hi vọng với sự chăm sóc của người dân, diện tích dừa sẽ ngày càng lớn, đem lại lợi ích về kinh tế, du lịch hiệu quả hơn.

Như cụ Nguyễn Tấn Ảnh, người dân trong thôn đang hợp đồng với thôn Tịch Tây, khai thác lá dừa bán đi khắp nơi. Mỗi tháng, cụ có thu nhập từ nguồn lá dừa thành phẩm gần 6 triệu đồng. Có nguồn thu nhập, cụ Tấn Ảnh càng có điều kiện kết hợp nhiều biện pháp để bảo vệ cây dừa.

Đến với khu dừa sinh thái này, du khách sẽ được thăm quan hoàn toàn trên thuyền thúng theo phong cách riêng, vừa ngoạn cảnh vừa thả câu, bắt ốc, bắt tôm rồi tự chế biến món ăn đầy hấp dẫn. Chiều về, rừng dừa có đàn cò từ núi bay về trắng xóa, tạo cảnh quan nên thơ thoáng đãng trên sông nước tuyệt vời!

Kinh nghiệm đến với rừng dừa nước Tịch Tây, du khách nên đi vào tầm tháng 3 âm lịch, khi đó bạn sẽ được chiêm ngưỡng những bụi dừa nước đang vào mùa quả chín và thưởng thức món cơm dừa rắc vừng bùi bùi, thơm ngon với tôm đất, cua đồng. Nên tránh đi vào tháng 11 và tháng 12 vì những cơn mưa có thể sẽ làm bạn không thể tận hưởng trọn ven chuyến hành trình. Vừa theo dòng nước yên ả, chúng ta có thể ngắm nhìn dừa xanh mát bạt ngàn, với địa hình ẩn nấp kín đáo, nhìn rõ tượng đài Núi Thành sừng sững oai nghi. Hiện tại, khi đến tham quan rừng dừa Tịch Tây, bạn đang được miễn phí hoàn toàn.

Theo ông Nguyễn Tấn Hiền, Bí thư Chi bộ thôn Tịch Tây, UBND xã Tam Nghĩa cần xây dựng đề án nhân rộng mô hình du lịch học tập để lan tỏa mô hình cũng như thành lập tổ quản lý, tổ bảo vệ đề án có trọng tâm để sớm hoàn thành khu du lịch. Các bên liên quan cần tiếp tục hỗ trợ cộng đồng người dân thôn Tịch Tây (xã Tam Nghĩa) để tiếp tục quản lý hiệu quả rừng dừa nước nơi đây. Ông Hiền cũng mong muốn người dân tiếp tục cùng chung tay quản lý rừng dừa nước trên địa bàn, bởi thực tế qua thời gian đã chứng minh sự hiệu quả của việc quản lý dựa vào cộng đồng.

Đến với rừng dừa sinh thái Tịch Tây, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước bạt ngàn dừa nước và những ngôi nhà mái thấp được làm hoàn toàn bằng lá dừa nước. Còn gì thú hơn, khi chèo thúng trên các con rạch để tận hưởng thiên nhiên môi trường trong lành, phía dưới là những đàn cá tung tăng bơi lội, bên trên chim cò sải cánh trắng xóa.

Đặc biệt ở đây, người dân địa phương sẽ hướng dẫn du khách tham quan, khám phá rừng dừa này. Đây là một hình thức du lịch dựa vào cộng đồng mang tính bền vững. Người dân ở đây vừa tham gia sản xuất hàng ngày, khi nào có khách du lịch đến, họ đưa thuyền thúng hướng dẫn khách khám phá khu rừng dừa.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

Xem thêm
Tổng cục Thuế chỉ đạo tinh gọn và siết chặt kỷ luật ngành

Tổng cục Thuế chỉ đạo toàn ngành tinh gọn bộ máy, siết chặt kỷ luật, đảm bảo hiệu quả công tác và hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ gần 1.300 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai

Nguồn kinh phí mà tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị Trung ương hỗ trợ sẽ sử dụng để nâng cấp các hồ chứa, khắc phục sạt lở và xây dựng các khu tái định cư.