| Hotline: 0983.970.780

Rừng FSC của Công ty Lâm nghiệp Triệu Hải

Chủ Nhật 11/11/2018 , 09:40 (GMT+7)

Công ty Lâm nghiệp Triệu Hải của tỉnh Quảng Trị luôn sẵn sàng bước vào sân chơi lớn của khu vực và thế giới về lĩnh vực gỗ rừng trồng nên đã chủ động tham gia chứng chỉ rừng FSC. 

Khi rừng có chứng chỉ FSC giá bán gỗ rừng tăng lên từ 20 đến 30% so với rừng bình thường. Hiện Cty đã có 5.200 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC.
 

Hội nhập sân chơi lớn

Ông Nguyễn Duy Hinh, Trưởng Phòng Quản lý - Bảo vệ rừng của Cty Lâm nghiệp Triệu Hải cho biết nhiệm vụ chính của Cty là đầu tư trồng rừng và sản xuất kinh doanh. Trước đó, rừng trồng của Cty được hình thành từ nhiều nguồn vốn qua từng giai đoạn. Ngày trước, chủ yếu là vốn đầu tư xây dựng cơ bản được Nhà nước cấp đầu tư, vốn đầu tư qua các chương trình, dự án như 327, 661.

16-45-10_trieu_hi_1
Rừng xanh tốt bạt ngàn của Cty Lâm nghiệp Triệu Hải

Từ ngày đổi mới mô hình hoạt động, Cty trồng rừng bằng nguồn đầu tư của đơn vị và huy động vốn liên doanh liên kết của các thành phần kinh tế. Tính đến thời điểm này Cty Lâm nghiệp Triệu Hải đã trồng và quản lý 5.200 ha rừng trồng. Hàng năm khai thác rừng xong Cty tiến hành trồng lại rừng nên không còn đất trống. Trung bình mỗi năm Cty trồng mới từ 350 đến 400 ha rừng, khối lượng gỗ tăng trưởng bình quân hàng năm trước đây là 10 đến 12m3, nay lên từ 18 đến 25 m3/năm.

Rừng trồng của Cty đa số là các loài keo, nhờ được đầu tư thâm canh nên rừng ngày càng có sản lượng, chất lượng cao. Để việc khai thác đúng thời gian, chu kỳ đầu tư, Cty khai thác dạng cuốn chiếu nhằm không làm vỡ tán rừng trong lâm phần, khai thác theo nhu cầu thị trường.

Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Cty Lâm nghiệp Triệu Hải Lê Hoài Nhân cho biết Cty luôn sẵn sàng bước vào sân chơi lớn của khu vực và thế giới về lĩnh vực gỗ rừng trồng nên đã chủ động tham gia chứng chỉ rừng bèn vững FSC. Từ năm 2012, Cty đã tham gia chuỗi sản phẩm CoC. Đến năm 2014, dự án IKIA đã giúp Cty đánh giá rừng và đến năm 2015, toàn bộ diện tích rừng của Cty được cấp chứng chỉ rừng FSC. Chứng chỉ rừng FSC là quá trình đánh giá quản lý rừng để xác nhận chủ rừng đã đạt các yêu cầu về quản lý rừng bền vững.

Theo ông Lê Hoài Nhân từ khi rừng có chứng chỉ FSC giá bán gỗ rừng tăng lên từ 20 đến 30% so với rừng bình thường. Tham gia chứng chỉ rừng FSC có rất nhiều lợi ích kinh tế như uy tính, thương hiệu của Cty không ngừng được tăng lên, khách hàng và đối tác trong và ngoài nước biết đến Cty Lâm nghiệp Triệu Hải ngày càng nhiều hơn. Từ ngày tham gia chứng chỉ rừng, Cty lập kế hoạch quản lý rừng tốt hơn, hiệu quả hơn. Về lợi ích môi trường rừng của Cty được bảo vệ tốt hơn bình thường rất nhiều, rừng không bị ủi đất khi trồng, không bị đốt, góp phần ngăn cản đất bị thoái hóa bởi thói quen sử dụng phân bón hóa học và ngừng sử dụng thuốc trừ sâu gây hại.

16-45-10_trieu_hi_2
Kiểm tra rừng FSC của Cty

Lợi ích ý nghĩa nhất là Cty tham gia xây dựng đạt chuẩn rừng FSC đã tạo thêm việc làm ổn định cho đội ngũ lao động của đơn vị mình, môi trường lao động tại rừng FSC được an toàn, không sử dụng lao động trẻ em, lao động cưỡng bức. Ngoài ra còn tạo việc làm và tăng thu nhập hàng năm cho từ 200 đến 300 lao động là người dân địa phương, góp phần phát triển kinh tế, ổn định xã hội, từng bước nâng cao nhận thức của người dân về quản lý và bảo vệ rừng.
 

Công khai, minh bạch

Khi Cty Lâm nghiệp Triệu Hải tham gia chứng chỉ rừng FSC thì các tổ chức quốc tế có chức năng công nhận rừng đạt chuẩn hàng năm đều tổ chức kiểm tra việc thực hiện bộ tiêu chí gồm 10 nguyên tắc và 56 tiêu chí. Nếu Cty đáp ứng tốt bộ tiêu chí thì diện tích rừng tham gia của mình tiếp tục được công nhận đạt chuẩn FSC. Còn không sẽ bị các tổ chức đánh giá có quyền “rút thẻ phạt” với những chế tài rất minh bạch. Cụ thể nếu bị mắc lỗi nặng (như san ủi đất rừng, phá vùng đệm, gây ô nhiễm môi trường…) các tổ chức cho Cty thời gian 3 tháng để sửa lỗi, trong 3 tháng ấy không hoàn thiện việc sửa lỗi thì Cty bị treo chứng chỉ FSC. Thời gian trong vòng 1 năm tiếp nếu Cty tiếp tục không sửa được lỗi thì chứng chỉ FSC được cấp sẽ bị hủy, thiệt hại kinh tế cho doanh nghiệp rất lớn. Muốn có được chứng nhận rừng FSC thì phải mời tổ chức quốc tế đánh giá các tiêu chí lại từ đầu.

Nếu bị lỗi nhẹ các tổ chức quốc tế sẽ cho thời gian sửa lỗi trong 12 tháng, nếu sửa không thành công sẽ chuyển sang bị vi phạm lỗi nặng. Còn nữa, đó là lỗi quan sát, đây là lỗi nhẹ nhất trong các lỗi thường bị vi phạm. Đó là khi các tổ chức quốc tế phát hiện Cty, đơn vị có dấu hiệu vi phạm, hoặc thực hiện chưa tốt (ví dụ khai thác rừng chưa đúng quy trình). Mục đích của việc phạt lỗi là để cho việc quản lý rừng bền vững của các đơn vị tham gia ngày càng hoàn thiện hơn.

Ông Lê Hoài Nhân cho biết thế giới luôn quan tâm đến tình trạng diện tích và chất lượng rừng ngày một suy giảm, ảnh hưởng lớn đến môi trường sống và khả năng cung cấp sản phẩm rừng cho phát triển bền vững cũng như nhu cầu hàng ngày của người dân. Vấn đề cần được giải quyết là làm thế nào quản lý kinh doanh rừng phải vừa đảm bảo tốt lợi ích kinh tế, vừa đem lại lợi ích thiết thực cho các cộng đồng dân cư sống trong rừng, vừa không gây tác động xấu đến môi trường sống, tức là thực hiện được quản lý rừng bền vững.

16-45-10_trieu_hi_3
Công nhân khai thác rừng FSC của Cty Lâm nghiệp Triệu Hải

Cộng đồng quốc tế, chính phủ, các cơ quan chính phủ, các tổ chức môi trường, xã hội luôn đòi hỏi các chủ sản xuất kinh doanh rừng phải chứng minh rằng rừng của họ đã được quản lý bền vững. Người tiêu dùng sản phẩm rừng đòi hỏi các sản phẩm lưu thông trên thị trường phải được khai thác từ rừng đã được quản lý bền vững. Người sản xuất cũng muốn chứng minh rằng các sản phẩm rừng của mình, đặc biệt là gỗ, được khai thác từ rừng được quản lý một cách bền vững.
 

Cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng

Theo ông Lê Hoài Nhân người tiêu dùng và thị trường thế giới luôn quan tâm các sản phẩm rừng, đặc biệt là gỗ tiêu thụ trên thị trường có thể được sản xuất ra một cách an toàn đối với môi trường như không làm mất rừng hay suy giảm chất lượng rừng, hoặc ngược lại, một cách không an toàn, tức là tác động xấu đến môi trường. Vì vậy thị trường chỉ chấp nhận tiêu thụ các sản phẩm gỗ có chứng chỉ an toàn môi trường.

Nhiều thị trường rộng lớn châu Âu và Bắc Mỹ đã thực hiện chính sách chỉ cho phép gỗ có chứng chỉ được tham gia vào thị trường của họ. Đến đầu những năm đầu thế kỷ 21 này, nhóm 8 nước phát triển nhất của thế giới tuyên bố các chính phủ thành viên cam kết tìm biện pháp đáp ứng những nhu cầu về gỗ và nguyên liệu giấy của mình chỉ từ những nguồn hợp pháp và bền vững.

Ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, cho biết gần đây châu Âu đã đề ra kế hoạch hành động thi hành Luật Lâm nghiệp, Quản trị và Thương mại, trong đó công cụ thương mại được coi là chìa khoá để thực hiện cam kết của các nước thành viên thực hiện quản lý rừng bền vững. Người tiêu dùng và người sản xuất đều mong muốn sản phẩm của họ được làm ra và được mua từ gỗ phải có nguồn gốc là rừng được quản lý bền vững. Tỉnh Quảng Trị luôn quan tâm phát triển rừng FSC nên việc Cty Lâm nghiệp Triệu Hải tham gia chứng chỉ rừng FSC là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu thời đại.

 

(Kiến thức gia đình số 45)

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm