| Hotline: 0983.970.780

Rùng mình chế biến hành phi

Thứ Hai 03/10/2011 , 08:47 (GMT+7)

Trong khi hành củ ngoài chợ hiện được bán với giá từ 50.000 - 60.000 đồng/kg, thì tại thôn Thuận Quang, hành khô phi sẵn đóng gói giá chỉ có 30.000 đồng/kg. Vậy, hành phi ở đây được làm từ nguyên liệu gì lại rẻ như vậy?

Sau loạt bài "Đột nhập đường dây buôn gà chết" (NNVN từ số 193 - 195), phóng viên NNVN lại đột nhập vào "lò" sản xuất hành phi tại thôn Thuận Quang, xã Dương Xá (Gia Lâm - Hà Nội). Trong khi hành củ ngoài chợ hiện được bán với giá từ 50.000 - 60.000 đồng/kg, thì tại thôn Thuận Quang, hành khô phi sẵn đóng gói giá chỉ có 30.000 đồng/kg. Vậy, hành phi ở đây được làm từ nguyên liệu gì lại rẻ như vậy?

"Thất đức lắm!"

Tờ mờ sáng một ngày cuối tháng 9, trong vai một người tới Hà Nội mở quán cơm rang, phở bò, chúng tôi tiếp cận làng “phi hành” Thuận Quang. Vừa bước chân tới đầu làng, đập ngay vào mắt chúng tôi là chiếc xe tải dài ngoằng chở khoai tây nằm choán gần hết lối đi. Đến gần chiếc xe tải, không thể tin nổi, trên xe toàn khoai tây thối, khoai tây sượng đã bốc mùi thum thủm, nước thối từ xe khoai tây chảy tong tong qua thùng xe xuống đất khiến ai đi qua cũng phải lấy tay bịt mũi. 

Chiếc ôtô tải chở khoai tây thối đổ cho thôn Thuận Quang

Lân la hỏi chuyện cánh lái xe tải, được biết đây toàn là khoai tây thải loại được thu gom từ các chợ đầu mối ở cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn chở về bán cho các hộ phi hành ở Thuận Quang. Trong khi 1 kg khoai tây ngoài chợ có giá từ 10.000 - 12.000 đồng, loại khoai tây thải loại này được những hộ phi hành ở Thuận Quang mua với giá 2.000 - 2.500 đồng/kg. Bình quân, mỗi ngày ở Thuận Quang tiêu thụ hết khoảng 40 tấn khoai tây thối.

Tiếp tục đi vào giữa làng Thuận Quang, chúng tôi bắt gặp một tốp phụ nữ đang nhanh tay bóc vỏ hành tây. Cũng giống như khoai tây, khi đến gần chúng tôi phát hiện hành tây cũng toàn hành thải loại. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, tại Thuận Quang có trên 100 hộ làm hành, trong đó có 30 hộ chuyên phi hành đem bán từ năm 2004.  

Nhóm phụ nữ này đang bóc hành tây thối chuẩn bị đem đi phi

Khi biết chúng tôi tới Thuận Quang mua hành khô phi sẵn về bán cơm rang, bà D - chủ quán nước đầu làng, khuyên chúng tôi đừng làm như vậy, thất đức lắm. Bà bảo, thà phi hành thật lên cho vài lát vào và nói với khách đó là hành thật 100% còn hơn là mua cái thứ hành thối, hành giả ở đây về để đánh lừa khách hàng. Mặc dù là người làng người xóm nhưng bà D không ngại nói thẳng với chúng tôi, mấy gia đình giàu nứt đố đổ vách kia đều phất lên nhờ nghề làm hành bẩn.                                                                

Khoai tây thối + dầu thải = hành phi

Sau khi được bà D kể chi tiết hành khô tại Thuận Quang, phần lớn được làm từ khoai tây, hành tây thối trộn với bột sắn đem phi với dầu bẩn, dầu thải chưng lại từ cống của nhà máy mì tôm HH ngay bên cạnh, chúng không khỏi rùng mình và quyết định xâm nhập một vài lò chế biến hành bẩn để mục sở thị xem cách thức họ “phù phép” hành phi như thế nào.  

Trộn khoai tây thối, hành thối với bột sắn

Cở sở hành phi đầu tiền chúng tôi tiếp cận là chính gia đình PQ. Phía trong, một công nhân đang liên tục cho từng rổ hành tây vào máy thái nhỏ mà không cần rửa. Với khoai tây, người ta dùng chiếc vòi rửa xe máy xịt nước vào rồi lấy chân dẫm cho sạch đất cát và cũng tống vào máy thái nhỏ như hành tây. Chiếc máy có lẽ đã rất lâu rồi không được rửa nên nhựa hành, nhựa khoai cáu cạnh đen đúa trông rất mất vệ sinh.

Hành tây, khoai tây sau khi được thái nhỏ, một phụ nữ dùng tay trộn đều với bột sắn trong chiếc chậu nhôm. Sau khi hành tây và khoai tây được trộn bột, người phụ nữ dùng muôi cỡ lớn múc mỡ có màu cháy đen từ chiếc xô đựng sơn cạnh bếp, liên tục cho vào chảo đặt trên bếp than rực hồng. Lúc này, mùi mỡ hôi xông lên nồng nặc, khói bay mù mịt, xung quanh chỗ phi hành mỡ bắn tung tóe đen như bồ hóng.  

Phi hành với mỡ bẩn, khói bốc nghi ngút, xung quanh chỗ phi hành rất mất vệ sinh

Một lúc sau, mẻ hành phi vàng rộm được ra lò, nếu nhìn sản phẩm hành phi thành phẩm này ít ai có thể ngờ rằng chúng được làm từ đồ thiu thối, mất vệ sinh. Với cách chế biến hành kinh hoàng như vậy, trong một buổi sáng người phụ nữ kia phi được cả mấy tạ hành khô. Sau khi hành nguội, người ta tiếp tục dùng chiếc hót rác nhựa xúc hành đổ vào túi nilon rồi đem giao cho các quán cơm rang, phở bò. 

Hành phi xong được phơi ra chờ đóng túi

Chúng tôi bỏ ra 100.000 đồng và bảo bà chủ cơ sở PQ lấy cho 3 kg hành phi về dùng thử, nếu bán chạy sẽ mua với số lượng lớn. Tưởng vớ được mối hời, bà ta vội cho số điện thoại và nói lần sau chỉ cần gọi điện sẽ có người giao tận nhà. Bà khoe, hầu hết các quán cơm rang lớn, nhỏ gần các trường đại học, cao đẳng trên Hà Nội và các tỉnh lân cận đều lấy hành từ cơ sở của bà. Nào là quán cơm rang cạnh trường Đại học Nông nghiệp, Đại học Sư phạm, Đại học Công nghiệp… mỗi tháng mua của bà mấy tạ hành.  

Hành thành phẩm chất đống ở Thuận Quang trước khi được chuyển đi khắp nơi

Đem 3 túi hành phi mua tại Thuận Quang tới giao bán thử tại một vài quán cơm rang trên địa bàn Hà Nội với giá 50.000 đồng/kg, ngay lập tức chúng tôi bị các chủ quán “mắng” cho một trận vì vẫn loại hành đó giao tận nơi giá có 35.000 đồng/kg. Như giới thiệu của bà chủ cơ sở PQ, chúng tôi tới một vài quán ăn cạnh các trường đại học, cao đẳng gọi món cơm rang thì được chủ quán cho cả vốc hành to, đem so sánh với hành phi mua ở Thuận Quang thì thấy chúng giống nhau như đúc.

Tôi nửa đùa nửa thật nói, làm nghề này chắc bà giàu lắm? Nghe vậy, bà ta đáp lại: “Các chú làm nghề bán cơm rang được lợi nhiều chứ chúng tôi được bao nhiêu. Với lại có cầu thì mới có cung, nếu không có người đặt hàng thì chúng tôi làm hành phi ra bán cho ai?”.

Tiếp tục gặp chị H, một chủ cơ sở chế biến hành lớn nhất nhì ở Thuận Quang, chúng tôi được chị niềm nở dẫn về nhà. Nhưng khi gần đến nơi, chị H chột dạ nói hôm nay hết hàng. Quay trở lại quán nước bà D, chúng tôi đem sự việc ra thắc mắc. Nghe vậy, bà D nói ngay: “Nhà nó vừa mua cả ôtô khoai tây, hành tây thối đổ đống ở sân, sợ các anh vào nhìn thấy chứ sao nữa. Không nhờ cái nghề ấy làm sao có được căn nhà to vật vã đến như thế? Vậy mà còn bày đặt này nọ".

Mục sở thị thêm một vài cơ sở chế biến hành khô khác, vẫn là những hình ảnh hãi hùng tượng tự, hành tây thối, khoai tây thối tẩm bột sắn phi với mỡ thải, mỡ bẩn cho ra những mẻ hành phi vàng rộm, chỉ khổ cho người tiêu dùng bị đánh lừa mà không hề hay biết.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm