| Hotline: 0983.970.780

Rùng mình với con đường được đầu tư 1,1 tỷ đồng/km

Thứ Ba 22/09/2015 , 07:35 (GMT+7)

ĐT753B là con đường huyết mạch nối giữa 2 huyện Đồng Phú và Bù Đăng, do tỉnh Bình Phước quản lí, chiều dài gần 30km, đi qua nhiều xã. 

Mặc dù, từng được đầu tư hơn 32 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp, nhưng chưa được bao lâu, con đường đã xuống cấp nghiêm trọng, trở thành nỗi ám ảnh của người dân mỗi khi đi trên con đường này.

"Đo đường" như cơm bữa

Như mọi năm, mùa mưa năm nay những người dân của các xã Đồng Tâm, Tân Phước, Nghĩa Trung lại phải chịu đựng cảnh ngày ngày hì hục như đánh trận để đi qua con đường này.

Con đường vốn là tuyến chính để người dân đi lại làm ăn, lên rẫy và rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế ở các xã, thôn của hai huyện Bù Đăng và Đồng Phú.

Người dân sống dọc hai bên con đường phản ánh, họ đã phải chịu đựng cảnh đường sá như vậy từ nhiều năm qua và năm nay tình trạng còn tồi tệ hơn trước. Sau mỗi trận mưa, bùn đất nhão nhoẹt, nhiều hố sâu chiếm hết mặt đường, trở thành cái bẫy vô cùng nguy hiểm đối với các phương tiện qua lại, đặc biệt là những người tay lái yếu như phụ nữ.

10-44-01_nh-7
Sau mỗi trận mưa, bùn đất nhão nhoẹt

Có những hố nước ngập sâu từ 0,5-0,7m, có đoạn mặt đường ngập sâu trong ao nước lớn, người đi đường phải tắt máy xe, lần mò từng bước để tìm lối đi. Cũng có người nhắm mắt phi liều, và kết cục là nhiều người té ngã, cả người lẫn xe chìm dưới bùn đỏ.

Do đường không có mương thoát nước hai bên nên những ngôi nhà sát đường thường xuyên bị nước bùn tràn vào nhà. Để đối phó, họ phải đắp bờ bao cao hơn mặt đường để ngăn không cho bùn, đất chảy vào. Không ít hộ đầu tư, làm cả cống dẫn nước nhưng cũng chẳng ăn thua.

10-44-01_nh-17
Người dân dùng bao cát đắp bờ bao, ngăn không cho nước tràn vào, vô tình biến đường thành ao

Gặp chúng tôi, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, ngụ xã Nghĩa Trung, huyện Bù Đăng, bức xúc: “Hồi chưa làm, con đường tuy nhỏ nhưng lại dễ đi hơn, vì ít xe lớn chạy. Lúc trước thì dễ đi lắm nhưng giờ mưa xuống như một cái biển hồ lớn rất khó đi. Phụ nữ và trẻ em lưu thông qua con đường này thường bị té rất vì trơn trượt rất tội.

10-44-01_nh-10
Đi trên con đường này, chỉ cần sơ sẩy hoặc yếu tay lái là ngã ngay tắp lự\

10-44-01_nh-14
Con đường có mức đầu tư 1,1 tỷ đồng/km

Tội nhất là mấy đứa nhỏ, mỗi khi mùa mưa đến, đi học vất vả lắm. Mấy chú thấy nhiều nhà đóng cửa không? Họ chịu không thấu con đường này, rồi ở đây cũng chẳng làm ăn được gì nên bỏ đi nơi khác từ lâu”.

1,1 tỷ đồng/km mà thế này sao?

Chúng tôi tìm hiểu và được biết, năm 2009, đường ĐT753B đã được nâng cấp, mở rộng, và là một trong 20 công trình trọng điểm của tỉnh Bình Phước.

Dự án do Sở GT-VT Bình Phước làm chủ đầu tư, với mặt đường trải cấp phối sỏi đỏ và từ chiều rộng 6m, được mở rộng gấp đôi.

Kinh phí lên đến 32,4 tỷ đồng. Vậy nhưng, quan sát bằng mắt thường thì thấy con đường vẫn chỉ là đường đất đỏ, nhiều đoạn “teo tóp” chỉ như một đường mòn, không thấy dấu vết của sự nâng cấp.

Theo phản ánh của người dân, trước khi chưa sửa chữa và mở rộng, con đường tuy có hẹp nhưng lại dễ đi. Từ khi được nâng cấp đến nay, mặt đường được mở rộng nhưng lại khó đi và mất an toàn.

10-44-01_nh-19
Nhiều gia đình đóng cửa đi nơi khác sống vì không chịu nổi con đường

“Con đường mới làm xong chưa lâu đã xuống cấp, hỏng nặng. Trời mưa đường lầy lội, có đoạn mặt đường như một cái hồ, người đi đường phải mò mẫm trong bể nước để tìm lối đi, có chỗ mặt đường như một chảo mỡ trơn trượt, 10 người đi qua thì có đến 5, 6 người bị ngã.

Có nhiều đêm xe tải đi qua bị mắc lầy, tài xế vào nhà dân nhờ kéo hộ, tôi phải huy động 2 - 3 máy cày mới kéo xe thoát khỏi vũng lầy”, ông Nguyễn Văn Quang, ngụ ấp Phước Tân, xã Tân Phước, huyện Đồng Phú, thường xuyên qua lại con đường này, bức xúc.

Điều đáng nói, kinh phí đầu tư, cải tạo con đường này tính ra mỗi km hơn 1,1 tỷ đồng. Nhưng chỉ được một năm đã xuống cấp. Một câu hỏi được đặt ra là tuyến đường này được xây dựng, giám sát có đúng theo thiết kế đã phê duyệt hay không và chủ đầu tư đã nghiệm thu như thế nào? Theo một số người dân phản ánh, nhiều đoạn đường, đơn vị thi công chỉ san ủi, gạt bằng mà không trải sỏi đỏ, lu lèn kỹ hoặc trải sỏi nhưng không đủ độ dày như thiết kế; hệ thống rãnh thoát nước hai bên đường chỗ có chỗ không. Vì vậy, chỉ sau một mùa mưa, mặt đường đã bị những mương nước chia cắt. Rồi xe tải chạy qua, lại nhanh chóng tạo thành những vũng sâu, đọng nước…

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.