| Hotline: 0983.970.780

Rừng Ngàn Me đang bị triệt!

Thứ Tư 18/09/2013 , 10:44 (GMT+7)

Rừng đầu nguồn Ngàn Me (thuộc xã Tân Lợi, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) có vai trò quan trọng trong việc sinh thủy phục vụ sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng, hiện nay nhiều cánh rừng ở đây đang bị chặt phá rồi triệt luôn bằng cách đốt sạch để chiếm đất trồng rừng.

Rừng đầu nguồn Ngàn Me (thuộc xã Tân Lợi, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) có vai trò quan trọng trong việc sinh thủy phục vụ sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng, hiện nay nhiều cánh rừng ở đây đang bị chặt phá rồi triệt luôn bằng cách đốt sạch để chiếm đất trồng rừng.

Tình trạng trên diễn ra trong một thời gian dài nhưng vẫn chưa xác định được đối tượng phá rừng. Trong khi đó, chính quyền địa phương và ngành chức năng đều có những lý do để giảm nhẹ trách nhiệm.

Triệt rừng xanh

Vượt qua gần 10 km băng rừng, lội suối, chúng tôi mới tới được điểm nóng chặt phá rừng đầu nguồn Ngàn Me. Tại khu vực Ao Giời (đỉnh khe Cầu Gẫy và khe Hố Mai thuộc xóm Cầu Đã, xã Tân Lợi), một cảnh tượng tan hoang và trơ trụi hiển hiện trước mắt. Nhiều cây gỗ bị gục ngã vẫn nằm chỏng chơ, do những kẻ phá rừng chưa kịp mang đi.

Nhiều cây có đường kính từ 40 - 60 cm. Tại các vị trí khác, sau khi chặt hạ cây cối, các đối tượng đã triệt sạch bằng cách đốt. Mục đích của hành vi trên được giải thích là sự xuất hiện của một số cây bạch đàn đỏ đã được trồng lại trên nền đất rừng mới bị đốt trụi. Để tiện lợi cho việc chặt phá, đốt rừng và trồng mới, các đối tượng còn ngang nhiên dựng tạm một số lán trại tại chỗ. Dẫn đường đưa chúng tôi đến thực địa, ông Vi Văn Thạch (trưởng xóm Cầu Đã, xã Tân Lợi, huyện Đồng Hỷ) cho biết, việc chặt phá rừng ở đây đã diễn ra từ nhiều năm nay, nhưng các đối tượng chỉ chặt phá nhỏ lẻ để lấy gỗ, lấn đất rừng, mỗi năm khoảng vài ha. Từ đầu năm 2013, việc chặt phá diễn ra ồ ạt, công khai, triệt để, mục đích là để chiếm đất trồng rừng. Nếu không ngăn chặn kịp thời thì rừng Ngàn Me sẽ biến mất, không chỉ nguy hại về môi trường mà sẽ gây khó khăn cho việc sản xuất nông nghiệp của bà con.

Ông Nghiêm Sơn Hà (Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lợi, huyện Đồng Hỷ) cho biết, xã đã có 4 lần đi kiểm tra, lần đầu xác định diện tích bị phá gần 10 ha, cách đây khoảng 1 tuần vào kiểm tra thì diện tích bị phá khoảng 30 - 40 ha. Trong khi đó, theo xác định của Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Hỷ thì diện tích trên chỉ xấp xỉ 15 ha với tổng số 409 m3 gỗ bị hạ.

Đùn đẩy trách nhiệm

Rừng bị phá trong một thời gian dài nhưng cả chính quyền địa phương cũng như các ngành chức năng không bắt và làm rõ được một đối tượng nào. Ông Nghiêm Sơn Hà (Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lợi) cho biết, một phần trách nhiệm của tình trạng trên là do chủ rừng (Cty Lâm nghiệp Thái Nguyên) đã không quản lý chặt chẽ, lại cho người dân vào trồng cây ở gần khu vực rừng đầu nguồn. Tuy vậy, trách nhiệm chính trong quản lý, bảo vệ rừng phải là Hạt Kiểm lâm huyện.

Tìm hiểu của PV NNVN, rừng Ngàn Me nằm trên địa bàn xã Tân Lợi do Cty Lâm nghiệp Thái Nguyên quản lý với diện tích khoảng 600 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên đầu nguồn là 197,3 ha. Năm 2006, xã Tân Lợi đề nghị tỉnh Thái Nguyên quy hoạch diện tích 197,3 ha rừng tự nhiên đầu nguồn là rừng phòng hộ và giao cho địa phương quản lý. Đến năm 2011, khu vực này đã được cắm mốc chỉ giới quy hoạch là rừng phòng hộ và Chi cục Lâm nghiệp đã bàn giao chỉ giới cho UBND huyện Đồng Hỷ và UBND xã Tân Lợi. Tuy nhiên đến thời điểm này vẫn đang chờ Quyết định của UBND tỉnh Thái Nguyên công nhận diện tích trên là rừng phòng hộ.


Rừng Ngàn Me bị tàn phá triệt để trong một thời gian dài nhưng các ngành chức năng vẫn chưa làm rõ được đối tượng nào

Ông Ngô Mạnh Hùng (Giám đốc Cty Lâm nghiệp Thái Nguyên) đã thừa nhận một phần trách nhiệm của đơn vị chủ rừng nhưng cũng đưa ra những lý do đặc biệt. Rằng, Nhà nước giao rừng nhưng lại không giao kinh phí quản lý. Rằng, việc giao rừng trước đây được thực hiện theo kiểu chỉ tay trên giấy, không đo đạc, không có ranh giới cụ thể nên rất khó quản lý. Vì lý do ấy, Cty Lâm nghiệp Thái Nguyên đang nóng lòng muốn bàn giao lại toàn bộ diện tích đất rừng trên cho địa phương.

Như vậy, quả bóng trách nhiệm được khéo léo chuyền về phía cơ quan thường trực quản lý và bảo vệ rừng. Ông Phạm Cao Hách (Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Hỷ) khẳng định, để xảy ra tình trạng trên thì trách nhiệm trước hết phải thuộc về chủ rừng và chính quyền xã Tân Lợi. Theo ông Hách, vụ việc là hoàn toàn trái pháp luật và đã vượt quá khung xử phạt vi phạm hành chính. Hạt Kiểm lâm đã đề nghị cơ quan điều tra xác minh làm rõ các đối tượng vi phạm cũng như trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan được giao trong việc quản lý bảo vệ rừng đầu nguồn Ngàn Me.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm