| Hotline: 0983.970.780

Rừng ngập mặn suy giảm

Thứ Hai 28/07/2014 , 10:15 (GMT+7)

Rừng ngập mặn Cà Mau phát triển phong phú đa dạng. Tuy nhiên, những năm gần đây do xói lở bờ biển ngày càng tăng ở cả biển Đông và biển Tây nên diện tích rừng ngập mặn ngày càng ít lại. 

Trước tình hình suy giảm rừng ngập mặn nghiêm trọng, ngày 25/7, tại Cà Mau, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT Cà Mau tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp, chuyên đề “Quản lý và Sử dụng rừng ngập mặn bền vững các tỉnh ven biển Nam bộ”.

Diễn đàn đã thống nhất vai trò quan trọng của rừng ngập mặn trong việc giúp bảo vệ bờ biển, chống gió bão, điều hòa khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học trong lĩnh vực môi trường. Bên cạnh đó, rừng ngập mặn còn đóng vai trò rất lớn trong vấn đề an ninh quốc gia và phát triển kinh tế - xã hội.

Cụ thể, nếu có chiến tranh xảy ra, rừng sẽ là địa thế “dễ thủ khó công”. Rừng ngập mặn còn cung cấp các lâm sản, thủy sản có giá trị như gỗ, than, titan, tôm, cua, cá. Mặc dù, có vai trò quan trọng to lớn như vậy, nhưng từ năm 1943 – 2013, diện tích rừng ngập mặn toàn quốc giảm rất nhanh, từ hơn 408 ngàn ha xuống chỉ còn 166 ngàn ha (giảm gần 60%).

TS Phan Huy Thông, GĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, nói: Rừng ngập mặn đang bị giảm đến mức báo động, vấn đề này không mới nhưng rất nóng. Trước tình hình này, đề nghị cơ quan chức năng các địa phương có chính sách, biện pháp, hành động cụ thể để bảo vệ và khai thác rừng hiệu quả. Đặc biệt, cần chú trọng tuyên truyền, tập huấn để nâng cao ý thức của người dân trong việc khai thác bảo vệ rừng.

ThS. Nhữ Văn Kỳ, Vụ Phát triển triển rừng, Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, nguyên nhân làm mất rừng ven biển chủ yếu do phá rừng nuôi tôm, khai thác gỗ. Bên cạnh đó, việc quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn của các cơ quan chức năng còn lỏng lẻo, thiếu sự đồng bộ ở địa phương. Đặc biệt, nguyên nhân lớn làm suy giảm tài nguyên rừng ngập mặn là do gió bão tàn phá, xói lở bờ biển.

Tình trạng xói lở bờ biển đã làm giảm đáng kể diện tích rừng ngập mặn tại khu vực ĐBSCL. Theo số liệu của Viện Điều tra quy hoạch rừng, trong tổng số 768 km bờ biển tại vùng ĐBSCL có 310,6 km bị xói lở, tập trung nhiều ở hai tỉnh Cà Mau (111,6 km), Kiên Giang (87,9 km) và các tỉnh ven biển khác.

Riêng tỉnh Cà Mau có tổng diện tích lâm phần lên đến hơn 114 ngàn ha, trong đó rừng ngập mặn chiếm hơn 72,9 ngàn ha. Rừng ngập mặn Cà Mau phát triển phong phú đa dạng. Tuy nhiên, những năm gần đây do xói lở bờ biển ngày càng tăng ở cả biển Đông và biển Tây nên diện tích rừng ngập mặn ngày càng ít lại. Tình hình xói lở bờ biển diễn ra nhanh từ năm 2007 đến nay. Bình quân từ 15 m/năm, cá biệt có những nơi lên đến 50 m/năm. Theo thống kê có khoảng 3.810 ha rừng phòng hộ biển Tây đã bị mất.

Trước tình hình cấp bách trong việc chống xói lở ven biển nhằm bảo vệ rừng ngập mặn, ông Trần Văn Thức, PGĐ Sở NN-PTNT Cà Mau cho biết: "Tỉnh dùng nhiều giải pháp công nghệ (kè bằng vật liệu địa phương, kè bản nhựa, kè rọ đá, kè ngầm tạo bãi, kè áp bờ) và bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, nỗ lực xử lý khắc phục xói lở nhiều vị trí xung yếu nhằm giảm tối đa yếu tố tự nhiên tác động đến rừng ngập mặn. Tại diễn đàn có nhiều ý kiến xoay quanh các vấn đề về giải pháp sử dụng, bảo vệ, quản lý rừng ngập mặn để đạt hiệu quả cao nhất".

Ông Trần Thanh Cao, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam bộ đưa ra các giải pháp kỹ thuật gồm sử dụng công nghệ viễn thám và (GIS) giám sát tài nguyên rừng; Phục hồi, trồng rừng ở các bãi bồi, làm giàu rừng bằng cách trồng bổ sung; Xây dựng các kết cấu chắn, giảm sóng để bảo vệ rừng; Khai thác bằng cách chọn tỉa thưa rừng ngập mặn; Nuôi trồng, khai thác thủy sản dưới tán rừng hợp lý...

Đồng thời, ông Cao cũng chia sẻ các mô hình quản lý hiệu quả, địa phương có thể áp dụng như khoán bảo vệ rừng với chính sách ưu đãi.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm