| Hotline: 0983.970.780

“Rừng thiêng” của người Hà Nhì

Thứ Sáu 21/11/2014 , 08:19 (GMT+7)

Hai cái cùng nhưng lại mang đến một sự khác biệt, đó là những gì để nói về đồng bào Hà Nhì, một trong số dân tộc ít người của nước ta, đang sinh sống chủ yếu ở miền biên cương của Tổ quốc - Lào Cai. 

Dù thiên nhiên không ưu đãi, nhưng người Hà Nhì đã làm được điều lớn lao, đó là gìn giữ rừng xanh cho hiện tại và cho muôn đời sau...

Cơ duyên trong chuyến công tác gắn với rừng, đã tạo cơ hội cho tôi biết đến Y Tý, một xã thuộc huyện Bát Xát - điển hình cho những cái đặc biệt của tỉnh Lào Cai nói riêng và cả nước nói chung. Sự xa xôi, hẻo lánh của Y Tý thậm chí đã đi vào thơ ca hò vè - như chuyện kể về đôi trai gái tán tỉnh nhau thông qua vần thơ dân gian:

"Bao giờ Y Tý có kem,

Bát Xát có điện thì em mới lấy chồng”.

Dường như, vì những cái đặc biệt đó đã tạo cho con người và thiên nhiên núi rừng nơi đây như hòa quyện vào nhau đến kỳ lạ. Nằm trên độ cao hơn 2.000m, bốn mùa chìm trong sương mù, Y Tý vẫn còn gìn giữ được hơn 8.000 ha rừng già với rất nhiều loài thực vật, động vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam.

Đó là vẻ hoang sơ của những khu rừng nguyên sinh mà chỉ có thể tồn tại với một dân tộc đặc biệt Hà Nhì. Bởi sự trân trọng và có những luật tục nghìn đời nay trong bảo vệ và phát triển vốn rừng.

Coi rừng là tổ tiên

Dù người Hà Nhì chỉ có 8 thôn (bản), chiếm 54,2% dân số của cả xã Y Tý, nhưng bản nào cũng có một khu rừng thiêng để thờ thần rừng - vị thần bảo hộ cho cả làng. Người Hà Nhì quan niệm rằng: Rừng và cây rừng, con thú trong rừng đều có sinh mạng, có đời sống như con người; trong mỗi khu rừng đều có một vị thần trị vì, con người với cây, với thú trong rừng đều có quan hệ họ hàng, một số loài động thực vật còn là vật tổ của các dòng họ.

Như lời tỉ tê của ông Ly Dờ Lúy, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Y Tý: “Lệ làng đã định, cứ vào dịp đầu xuân, các bản, làng lân cận lại hội họp về rừng để cùng tổ chức “lễ cúng thần rừng". Nói về lễ “cúng thần rừng”, ông Lúy cũng cho biết thêm: “Lễ cúng thần rừng không chỉ có người dân sinh sống gần rừng, mà lãnh đạo địa phương, lực lượng kiểm lâm cũng có mặt đông đủ để tham dự” (ghi nhận của tác giả trong chuyến đi Lào Cai từ ngày 22 – 24/9/2014).

Ấy thế nên, dù lên với Y Tý chỉ thời gian ngắn, nhưng mọi thành viên trong đoàn cùng tác giả đều cảm nhận được dẫu còn nghèo, nhưng người Hà Nhì đều ý thức được rừng là tài sản chung và không vô tận, nên ngay cả việc khai phá đất rừng canh tác cũng nằm trong giới hạn. "Mọi người ý thức lắm, nếu có thiếu thì cũng chỉ vào rừng xin phát tỉa các cành cây, nhặt củi rơi vãi thôi chứ không ai dám xâm hại đến rừng", ông Lúy cho biết.

Rõ ràng, trong lúc mỗi ngày, các phương tiện thông tin đại chúng phát đi những thông điệp về suy thoái rừng, như xẻ thịt rừng, đốt rừng làm rẫy, săn bắt động vật hoang dã, đặc sản thịt thú rừng…, xảy ra ở nhiều địa phương thì với việc xem “rừng là tổ tiên”, là “thần”, là “thiêng liêng” của người Hà Nhì cũng đáng trân trọng.

Không quá phức tạp như các điều luật khác, luật tục của cộng đồng người Hà Nhì ở xã Y Tý đơn giản nhưng rất hiệu lực, mang lại hiệu quả cao và để lại hàng trăm đời sau.

Trước hết, luật tục người Hà Nhì quy định, bất cứ ai vi phạm rừng cấm cũng đều bị xử phạt nặng và buộc phải trồng lại đúng loài cây đã chặt phá. Đây thực sự là một điều luật rất độc đáo và nhân văn – với ý nghĩa “lấy gì của thiên nhiên thì trả là cho thiên nhiên” hay đồng nghĩa với các xu hướng thịnh hành lâu nay như: Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh…

Ngay cả việc tận dụng cành ngọn và củi khô làm chất đốt cũng được “chế tài hóa” trong luật tục: Mỗi năm, các khu rừng chỉ mở cửa đúng 3 ngày trước khi làm lễ cúng rừng để mọi người vào dọn dẹp và cũng chỉ trong những ngày này người dân mới được phép lấy củi khô về tích trữ để dùng cho cả năm.

Chính vì thế, tuy đã rất lâu nhưng ông Phó Chủ tịch xã Tráng A Lù vẫn còn nhớ như in một ví dụ: “Cuối năm 2008, vợ của Chu Hờ Xa lấy củi khô cách vườn nhà mình không xa, nhưng vẫn thuộc khu rừng cấm. Có người phát hiện báo trưởng thôn và nhà chị Xa bị phạt. Nói về hình phạt lấy củi khô sai ngày, ông Lù giải thích chi tiết: “Người vi phạm khi lấy củi sẽ bị phạt 36kg thịt lợn, 20 lít rượu, 20kg gạo nếp và các loại gia vị để nấu cho đại diện các gia đình và các thôn trong xã đến phạt vạ. Ngoài ra, kẻ vi phạm sẽ phải trả cho người phát hiện 65kg thóc”.

Nói về sự chặt chẽ cũng như hiệu lực của luật tục giữ rừng này, kiểm lâm viên thôn Lao Chải - Phu Chê Sa, cho biết thêm: “Chế tài xử phạt đó có từ bao đời nay, trưởng thôn, kiểm lâm thôn cứ thế mà thực hiện”. 

imge001102828124
Nơi miền biên cương – Y Tý – Bát Xát – Lào Cai

Trong câu chuyện với ông Tráng A Lù, tôi còn được biết: Gia đình nào muốn xin gỗ về dựng nhà, làm vật dụng sinh hoạt đều phải trình bày bằng văn bản với kiểm lâm viên của thôn. Luật tục của người Hà Nhì cũng quy định kiểm lâm viên phải có trách nhiệm báo cáo già làng, trưởng thôn. Đây quả thực là một sự khác biệt so với các quy định của Nhà nước lâu nay. Rồi ngay cả khi đơn khai thác cây rừng được duyệt, nếu hộ gia đình khai thác sai số lượng, chủng loại và sử dụng sai mục đích thì sẽ bị cấm vĩnh viễn - không được vào rừng khai thác nữa.

Về vấn đề phòng chống, chữa cháy rừng, luật tục người Hà Nhì còn quy định: Người nào thấy rừng cháy mà thờ ơ, không dập lửa, hoặc không thông báo kịp thời cho mọi người biết cũng sẽ bị phạt rất nặng.

Là nơi cúng thần nên các khu rừng ở đây tuyệt đối thanh tịnh, nếu ai làm ô uế cũng sẽ bị phạt. Theo như lời ông Lù: “Nếu bị bắt vì tiểu tiện hay đại tiện trong khu rừng, người lạ (do không biết) bị phạt một con gà và một chai rượu, còn người trong làng sẽ phải nộp 36kg thóc, sung vào quỹ của thôn”.

Vậy đó, không ai có thể khẳng định có hay không “các vị thần” ở trong rừng, rừng có “thiêng” hay “không thiêng",  nhưng những niềm tin, những tục lệ ăn sâu vào tiềm thức của người Hà Nhì là có thực. Cái đơn giản của một dân tộc nhỏ bé ấy đã gìn giữ cho màu xanh nơi thượng nguồn của Tổ quốc hàng ngàn đời nay, cho cuộc sống hiện tại cũng như muôn đời sau.

Chuyên viên Vụ NN – NT (Ban Kinh tế Trung ương)

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm