| Hotline: 0983.970.780

Ruộng khô, người khát

Thứ Ba 19/03/2013 , 08:49 (GMT+7)

Hạn, mặn đang ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và SX của cư dân vùng ven biển ĐBSCL. Tại Bến Tre và Trà Vinh đã có trên 1.400 ha lúa ĐX bị thiệt hại từ 50 - 100%, hàng trăm ha màu thiếu nước tưới...

Hạn, mặn đang ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và SX của cư dân vùng ven biển ĐBSCL. Tại Bến Tre và Trà Vinh đã có trên 1.400 ha lúa ĐX bị thiệt hại từ 50 - 100%, hàng trăm ha màu thiếu nước tưới...

>> Ngóng mưa từng ngày
>> Loay hoay chống hạn

Huyện Thạnh Phú (Bến Tre) là địa phương có diện tích lúa ĐX bị thiệt hại nặng nhất với 308 ha mất trắng, hơn 270 ha đang ở giai đoạn đẻ nhánh phát triển kém, năng suất giảm mạnh do thiếu nước.

Ông Lê Văn Tài, Phó phòng NN-PTNT huyện Thạnh Phú cho biết: Thạnh Phú là huyện biển không có kế hoạch SX lúa ĐX do vào mùa khô bị mặn xâm nhập. Tuy nhiên, do vụ ĐX năm trước nhiều nông dân tự phát trồng lúa; lúa trúng mùa, được giá nên năm nay bà con tiếp tục SX. Điều may mắn không đến với bà con lần nữa, vụ này nước mặn về sớm hơn cùng kỳ 2 tháng, xâm nhập sâu vào nội đồng làm lúa mất trắng.

Trong khi đó, sông Cái Quao ở huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre) cấp nước ngọt cho cả vùng, do chưa được đầu tư hệ thống cống ngăn đã bị nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng. Hầu hết các trà lúa bị thiệt hại đa phần mới xuống giống được khoảng 1 tháng nên ước thiệt hại khoảng 10 triệu đồng/ha gồm chi phí giống, công làm đất, phân bón.


Lúa ĐX ở Bến Tre bị ảnh hưởng mặn thiệt hại trắng

Còn ở Bình Đại đã có hơn 500/1.158 ha lúa ĐX đang trong giai đoạn làm đòng, trổ bông… bị vàng lá, chậm phát triển có khả năng giảm 50% năng suất. Nước mặn còn làm 123 ha rau màu các loại thiếu nước tưới đã bị giảm năng suất rất cao. Cơn khát nước ngọt ngày càng thêm gay gắt. Ông Nguyễn Văn Kiệt, ấp 1, xã Thạnh Phước (Bình Đại) nói: Khó khăn lớn nhất của người dân xứ biển là thiếu tiền mua nước ngọt sử dụng hàng ngày. Bình quân 1 hộ có 5 nhân khẩu dùng 2 m3 được 10 ngày. Nếu gia đình nào nuôi khoảng 5 con bò thì mỗi ngày phải mua khoảng 100 lít nước cho chúng uống.  Hiện tại, xã Thạnh Phước có khoảng 30%/hơn 2.500 hộ dân trong xã đang thiếu nước ngọt sử dụng trong mùa khô. Tương tự, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri cũng khát nước ngọt không kém.

Ông Trịnh Hoàng Be, Phó Chủ tịch UBND xã Bảo Thạnh cho biết: Toàn xã có hơn 2.900 hộ dân với khoảng 11.600 nhân khẩu, hiện tại, khoảng 1.250 hộ đang thiếu nước ngọt. Nguyên nhân do tầng nước ngầm giảm thấp, nhiễm mặn không sử dụng được. Nhu cầu nước ngọt mùa khô ở Bảo Thạnh rất kỳ vọng vào nhà máy nước Tân Mỹ cách xã 25 km. Công trình hòa mạng nhà máy nước Tân Mỹ đã triển khai nối mạng về xã Bảo Thạnh từ đầu năm 2011, dự kiến đến cuối năm 2013 mới hoàn thành.

Theo báo cáo của Chi cục Thủy lợi Bến Tre, đến cuối tháng 2/2013 tiến độ thi công các tuyến ống nhánh chỉ mới đạt khoảng 22%. Ngoài ra người dân lo ngại với mức giá lắp đặt đồng hồ nước tối thiểu 960.000 đồng/đồng hồ với cự ly nhánh rẽ dưới 6 m tính từ ống chính trở lên là khó khăn rất lớn đối với hơn 770 hộ nghèo và cận nghèo trong xã Bảo Thạnh…

+ Hạn, mặn sẽ còn tiếp tục gây thiệt hại lớn đến SX và sinh hoạt của cư dân các tỉnh ven biển. Hiện tại, các địa phương đang tìm mọi cách cứu cây trồng, nhưng có lẽ khó chống được và một trong những giải pháp sống chung với mặn là từng bước phải thích ứng với biến đổi khí hậu.

+ Ông Nguyễn Khánh Hoan, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Bến Tre: Toàn tỉnh đã có hơn 6.500 ha lúa bị ảnh hưởng bởi hạn mặn, chiếm gần 1/3 tổng diện tích gieo trồng và 250.000 nhân khẩu thiếu nước sinh hoạt. Ước tính tổng thiệt hại ban đầu do xâm nhập mặn gây ra trên 55 tỷ đồng. Tỉnh vừa có văn bản kiến nghị Bộ NN -PTNT hỗ trợ 53 tỷ đồng để triển khai các công trình chống hạn, mặn cấp bách.

Như vậy, mùa khô, mùa mặn về cư dân các ấp: Thạnh Phước, Thạnh Lợi, Thạnh Lộc, Thạnh Phú và một phần Thạnh Nghĩa của xã Bảo Thạnh vẫn phải chờ đợi nước ngọt do công trình lắp đặt các tuyến ống còn đang tục thi công. Trong khi đó, độ mặn trên sông Ba Lai khu vực nhà máy nước Tân Mỹ đến thời điểm này đã trên 0,6‰ thì những ngày tới người dân Bến Tre sẽ khó tránh khỏi cảnh sử dụng nước nhiễm mặn nhẹ.

Còn ở Trà Vinh, toàn bộ hệ thống cống ngăn mặn ven sông Hậu đã đóng và theo đó nước nội đồng ngày càng cạn kiệt do nắng nóng đã làm cho khoảng 40%/10.500 ha lúa ĐX của huyện Cầu Kè trong giai đoạn làm đòng và trổ thiếu nước tưới trầm trọng. Thực tế, nước mặn bên ngoài 2 cống Rạch Rum và Mỹ Văn đang dao động từ 0,7 - 3% buộc phải đống cống nên các trà lúa ở xã Phong Phú, Châu Điền và Ninh Thới (Cầu Kè) đang thiếu nước cục bộ. Trước tình hình trên, các địa phương đã lập kế hoạch xin huyện, tỉnh hỗ trợ 26,640 triệu đồng để tổ chức bơm nước ngọt chuyền để cứu các trà lúa giai đoạn 60 - 70 ngày tuổi.

Ở xã Ninh Thới phải bơm nước từ kinh Cây Chôm qua kinh Bảy Gượng có chiều dài chuyền 300 m để cứu 15,45 ha lúa của 21 hộ dân tại ấp Mỹ Văn. Ở xã Châu Điền thì tổ chức bơm từ kinh Ô Mịch qua mươn vườn của dân rồi đưa lên ruộng có chiều dài chuyền 500 m để cứ 15 ha lúa của 30 hộ dân ấp Ô Tưng A và 30 ha lúa của 50 hộ dân, ấp Ô Mịch. Ông Võ Thanh Liêm ở xã Phong Phú, huyện Cầu Kè đang rất lo vì hơn 1 ha lúa ĐX chuẩn bị trổ nhưng đất đã khô.

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hàng trăm tấn rong trôi dạt vào biển Đồ Sơn, Cát Bà là rong mơ

HẢI PHÒNG Những ngày vừa qua, tại khu vực biển thuộc quần đảo Cát Bà và Đồ Sơn xuất hiện hàng trăm tấn rong trôi dạt vào bờ, rồi tràn lên các bãi tắm.