| Hotline: 0983.970.780

"Rút 3 nông dân còn 1, nhưng 1 phải làm bằng 3"

Thứ Hai 08/09/2008 , 21:50 (GMT+7)

Ngày 8/9, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã có buổi làm việc với Bộ NN-PTNT về một số vấn đề của ngành và việc triển khai thực hiện Nghị quyết “Nông nghiệp – Nông dân – Nông thôn”. Buổi làm việc đã trở thành cuộc trao đổi thẳng thắn giữa Phó Thủ tướng và Bộ NN-PTNT.

Ngày  8/9, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã có buổi làm việc với Bộ NN-PTNT về một số vấn đề của ngành và việc triển khai thực hiện Nghị quyết “Nông nghiệp – Nông dân – Nông thôn”. Buổi làm việc đã trở thành cuộc trao đổi thẳng thắn giữa Phó Thủ tướng và Bộ NN-PTNT.

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng làm việc với Bộ NN-PTNT

Báo cáo với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh: Năm 2008 mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng tăng trưởng của ngành NN- PTNT vẫn được đảm bảo, vụ hè thu ở miền Nam và đông xuân ở miền Bắc đều thắng lớn, sản lượng lúa cả năm 2008 dự tính sẽ tăng 1,6 triệu tấn. Một số ngành như cao su, cà phê, đồ gỗ, thuỷ sản…đều đạt kim ngạch XK cao, góp phần ổn định đời sống nông dân.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, vấn đề vốn đầu tư vào nông nghiệp nông thôn thấp, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài (năm 2007 chỉ đạt khoảng 1%, tức 180 triệu USD trong tổng số gần 20 tỉ USD, từ đầu năm 2008 đến nay lại giảm đi rất nhiều), giải quyết vấn đề đất lâm trường để lấy đất trồng rừng, đào tạo nông dân, nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp đặc biệt là cấp xã đang là những khó khăn lớn mà bản thân ngành không thể tự tháo gỡ để thực hiện thắng lợi Nghị quyết “Nông nghiệp – Nông thôn – Nông dân”.

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, Bộ NN-PTNT là Bộ đa ngành, vì vậy phải có sự liên thông, có quan hệ giữa Nông nghiệp – Nông thôn - Nông dân với CNH, HĐH chặt chẽ, giúp nông dân, đào tạo nông dân, phát triển lực lượng lao động nông thôn, đưa KHKT vào sản xuất, sản xuất lớn…để nông dân gánh vác sự nghiệp CNH, HĐH ở nông thôn, tạo ra một cuộc cách mạng không chỉ cho nông dân mà cho cả đất nước. Dứt khoát phải rút từ 3 nông dân xuống còn 1, 1 làm bằng 3. Phó Thủ tướng đặt câu hỏi: “Với bộ máy hiện nay, với công việc nhiều như thế, liệu chúng ta có đảm đương được không? Từ nay đến năm 2010 chúng ta sẽ làm được những gì để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Nông nghiệp – Nông thôn – Nông dân?".

"Các Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính phải tính đến tính trọng điểm, hiệu quả và lấy Nghị quyết Nông nghiệp – Nông thôn – Nông dân soi rọi mà bố trí vốn cho ngành nông nghiệp. Vốn cho ngành nông nghiệp năm 2009 mà thấp hơn 2008 là không được. Phải cao gấp đôi, hoặc chí ít cũng phải gấp rưỡi. Về việc đầu tư cho giống cây trồng vật nuôi, KHKT, cơ giới hoá… các đồng chí cứ làm, làm đến đâu Chính phủ bố trí vốn đến đó. Với các công trình thuỷ lợi sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, Chính phủ sẽ bố trí vốn theo tiến độ, chứ không phải theo kế hoạch năm".

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng

Phó Thủ tướng đã đặt câu hỏi trực tiếp với lãnh đạo một số Cục chủ chốt như Cục Lâm nghiệp, Cục Khai thác và BVNLTS, Cục Chăn nuôi, Cục Trồng trọt…Các câu hỏi của Phó Thủ tướng tập trung vào khó khăn hiện nay của các Cục, hướng giải quyết sắp tới. Sau khi đặt một loạt câu hỏi với lãnh đạo Cục Lâm nghiệp, Phó Thủ tướng nói: Nhìn chung làm như hiện nay chưa hiệu quả, phải tổ chức lại. Nhưng nếu để Cục Lâm nghiệp làm khi không có DN, không có đất đai, lâm trường thì Cục có làm được không?

Với ngành Chăn nuôi, Phó Thủ tướng cho rằng, để ngành chăn nuôi trở thành ngành chính, ngành kinh tế mạnh, không thể để việc SX TĂCN như hiện nay, chúng ta phải tập trung vào giải quyết khâu này. Không giải quyết được, thì ngành chăn nuôi không thể trở thành ngành sản xuất lớn. Với ngành Trồng trọt, Phó Thủ tướng cho rằng, dù giá trị xuất khẩu cao nhưng tính theo thu nhập đầu người vẫn thấp. Vấn đề quan trọng nhất của ngành Trồng trọt hiện nay là phải tính xem rút lao động làm trồng trọt ra như thế nào? Tập trung đất, sản xuất lớn, cơ giới hoá…ra sao.

Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng khẳng định: “Mục tiêu của Nghị quyết Nông nghiệp – Nông thôn – Nông dân là sản xuất một nền nông nghiệp hàng hoá, làm cho dân giàu, nước mạnh, vì vậy từng Cục, từng bộ phận của Bộ NN-PTNT, theo tiêu chí đó, tính toán xem làm thế nào. Tôi thấy một số đồng chí còn lúng túng. Chúng ta phải mạnh dạn đổi mới tư duy. Ví dụ để phát triển ngành Lâm nghiệp thành ngành kinh tế kỹ thuật mạnh thì vấn đề giải quyết đất lâm trường như thế nào? TƯ cần làm gì, tỉnh, huyện, xã làm gì? Ta chỉ nói mà không làm, nói chung chung hoặc không chỉ rõ ai làm là không được. Với các ngành khác cũng vậy, phải xem trọng tâm là gì rồi xác định làm cái gì trước, cái gì sau?”.

Cũng tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính từ nay đến năm 2010 phải cấp đủ kinh phí để Bộ NN-PTNT làm xong quy hoạch chỉ giới đỏ. Ngân hàng Nhà nước phải xây dựng cho được hệ thống tín dụng nông thôn, trước mắt giải quyết vấn đề vốn cho tiêu thụ nông-lâm-thuỷ sản.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cầu Trần Hoàng Na phục vụ lưu thông từ ngày 26/4

Từ ngày 26/4, cầu Trần Hoàng Na, bắc qua sông Cần Thơ chính thức đưa vào khai thác sử dụng, phục vụ nhu cầu lưu thông cho người dân.

Bình luận mới nhất