| Hotline: 0983.970.780

Sa sả mắng chửi, dọa cho nổ máy bay Jetstar Pacific

Thứ Tư 19/03/2014 , 15:22 (GMT+7)

Một hành khách gọi điện đến hãng hàng không Jetstar Pacific để chửi mắng, đe dọa bắn tên lửa vào máy bay chỉ vì người nhà ra sân bay muộn, phải nộp thêm tiền...

Nhà chức trách hàng không Việt Nam ngày 19-3 cho biết đang truy tìm danh tính người gọi điện đến tổng đài đặt giữ chỗ của Hãng hàng không Jetstar Pacific để đe dọa an ninh chỉ vì người nhà ra sân bay muộn, phải nộp thêm tiền chuyển chuyến bay tiếp theo.

Trước đó, ngày 16-3, nữ hành khách tên H. (sinh năm 1982, quê Thanh Hóa) ra sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) để đi Vinh (Nghệ An) trên chuyến bay BL522 của hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific.

Theo báo cáo của nhân viên quầy check in Jestar Pacific, bà H. có mặt tại quầy làm thủ tục lúc 15 giờ 51, tức là trước thời điểm máy bay cất cánh 24 phút. Theo quy định của các hãng hàng không, nhân viên sẽ kết sổ, ngừng làm thủ tục check in cho hành khách trước 30 phút so với giờ khởi hành. Do đó, bà H. bị từ chối làm thủ tục lên chuyến bay BL522.

Theo điều kiện của loại vé đã mua, muốn bay đi Vinh, bà H. phải nộp thêm 450.000 đồng để chuyển sang chuyến bay tiếp theo, cụ thể là 1 chuyến bay trong ngày 17-3. Tại sân bay, bà H. không có phản ứng gì thái quá, dù bị bay muộn 1 ngày so với kế hoạch ban đầu vì lỗi đến muộn.

Tuy nhiên, lúc 16 giờ 30 cùng ngày, tổng đài đặt giữ chỗ của Jetstar Pacific tiếp nhận một cuộc gọi bất thường. Khi nhân viên Jetstar Pacific bắt máy, 1 người đàn ông sa sả mắng chửi người nghe và cả hãng hàng không để truy vấn về việc tại sao người nhà đến sân bay mà không được bay, tại sao phải mất thêm tiền… Người đàn ông này còn có những lời lẽ đe dọa, nói rằng sẽ bắn tên lửa cho nổ tung máy bay.

Trong khoang hành khách một chuyến bay của hãng hàng không Jetstar Pacific
Trong khoang hành khách một chuyến bay của hãng hàng không Jetstar Pacific

Trước sự việc bất thường, nhân viên Jetstar Pacific đã báo cáo ngay với lãnh đạo hãng hàng không Jetstar Pacific để hãng báo cáo sự việc cho các cơ quan có thẩm quyền. Băng ghi âm cuộc gọi đã được chuyển đến cho cơ quan chức năng để xác minh làm rõ danh tính kẻ đe dọa.

Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam cho biết đang phối hợp với các cơ quan liên quan xác minh vụ việc. Nghi vấn đầu tiên tập trung vào những người thân quen của hành khách H. Hành khách này đã bay từ TP HCM ra Vinh trong ngày 17-3 như lịch trình vé mới của Jetstar Pacific.

“Tất cả các thông tin đe dọa an ninh, an toàn hàng không đều phải được xác minh để kịp thời triển khai biện pháp đối phó với khả năng có thể xảy ra. Mọi cá nhân vi phạm đều bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật hiện hành, bất kể trong thời điểm bình thường hay đang tăng cường an ninh hàng không lên cấp độ 1 như hiện nay” - 1 vị lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam nói.

Từ ngày 9-3, các sân bay của Việt Nam được lệnh áp dụng biện pháp đảm bảo an ninh cấp độ 1. Theo đó, hành khách khi làm thủ tục check in hoặc qua cửa soi chiếu an ninh được phỏng vấn kỹ, buộc phải tháo giày đưa qua máy soi chiếu. Hành khách không được mang theo các hành lý có kích thước đóng gói quá lớn, vali quá to cũng bị kiểm tra trước khi được chấp thuận có cho vào diện hành lý ký gửi hay không.

Đối với phương tiện vận chuyển, máy bay trong thời gian ở dưới mặt đất, trên sân đỗ chưa đến giờ khởi hành đều bị niêm phong. Trên máy bay, cabin của tổ lái được khóa chặt, ngoài phi công, tiếp viên trưởng khi có nhiệm vụ quan trọng mới được vào buồng lái và phải có sự liên hệ bằng các mật mã đã được thống nhất.

Ban đêm máy bay phải đỗ ở khu vực có đèn chiếu sáng và được giám sát liên tục bằng camera. Khi máy bay đang khai thác, tại mỗi cửa lên máy bay sẽ có 1 nhân viên an ninh canh gác, giám sát.

Thời qian qua, dư luận cũng đã xôn xao trước vụ việc ông Trần Thanh H., tổng giám đốc một công ty gạch men gây rối ở sân bay Tân Sơn Nhất vì không được sắp xếp ngồi cạnh vợ trên chuyến bay VN7362 từ TP HCM đi Cam Ranh. Vợ chồng ông H đến sân bay trễ, lại có hơi men nên không được nhân viên mặt đất xếp ngồi cạnh nhau như yêu cầu vì tại thời điểm làm thủ tục, trên máy bay không còn 2 ghế trống liền nhau trừ vị trí gần cửa thoát hiểm. Ông H. đã chửi bới nhân viên làm thủ tục check in, xé vé của hành khách khác và đánh cả nhân viên an ninh đến can thiệp, mắc vào tội gây rối trật tự công cộng.

Ông H. đã bị lập biên bản vi phạm hành chính, chuyển giao cho công an phường 2, Quận Tân Bình, TP HCM xử lý và bị phạt tiền 150.000 đồng. Sau vụ việc trên, ông H. không bị cấm bay nhưng Cục Hàng không Việt Nam cũng đã chỉ đạo lực lượng an ninh hàng không trên toàn quốc áp dụng chế độ kiểm soát đặc biệt đối với ông Trần Thanh H.

 

(nld.com.vn)

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sụt lún nghiêm trọng tại kho một công ty lương thực thiệt hại 10 tỷ đồng

CẦN THƠ Vụ sụt lún xảy ra tại kho Bến Thủy của một công ty lương thực, ước tính thiệt hại 10 tỷ đồng, ngành chuyên môn đang tìm hiểu nguyên nhân.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm