Sách Khoa học tự nhiên 6 - bộ Kết nối: Nhiều sạn to!

Trương Đức Kiên - Thứ Ba, 31/05/2022 , 16:15 (GMT+7)

KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6, bộ SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài học đầu tiên thuộc lĩnh vực sinh học sai sót nghiêm trọng ngay từ cái tên bài.

Khoa học tự nhiên 6, bộ sách giáo khoa (SGK) Kết nối tri thức với cuộc sống, dù được coi là SGK tích hợp từ 3 lĩnh vực Vật lí, Hóa học, Sinh học. Tuy nhiên, xem sách, chúng ta dễ dàng bắt gặp từng mảng nội dung riêng biệt. Các kiến thức sinh học được trình bày trong 3 chương V, VI, VII, gồm 22 bài.

Có rất nhiều sai sót trong 22 bài học này. Ở số báo trước, chúng tôi đã trình bày về những sai sót xảy ra với hàng loạt khái niệm và thuật ngữ. Ở bài viết này, chúng tôi tập trung vào việc phân tích các bất cập ở mọi khía cạnh có trong chỉ một bài học duy nhất.

Bài học được chọn là bài 18 (Tế bào - đơn vị cơ bản của sự sống) là bài học sinh học đầu tiên. Bài này có nhiều sai sót, cụ thể như sau:

Bài 18 (Tế bào - đơn vị cơ bản của sự sống) là bài học sinh học đầu tiên và có nhiều sai sót.

1. Sai ở tên bài

1.1. Sai so với chương trình

Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên, trang 25 - 26, yêu cầu phải dạy cho học sinh rằng: "Tế bào là đơn vị CƠ SỞ của sự sống". SGK lấy tên bài là: "Tế bào - đơn vị CƠ BẢN của sự sống". Chúng tôi cố ý viết hoa để độc giả dễ thấy chi tiết ở tên bài khiến nội dung của SGK không đúng với nội dung chương trình môn học.

1. 2. Sai về mặt khoa học

Tuy tên bài "Tế bào - đơn vị cơ bản của sự sống" chỉ khác chương trình một từ nhưng đó chính là sai lầm nghiêm trọng về mặt khoa học. Bởi vì, sự sống không phải là vật chất, không phân chia được thành các đơn vị cấu tạo. Chỉ vật sống mới phân chia được thành các đơn vị.

Lấy cơ thể người làm ví dụ. Vật sống này gồm các đơn vị cấu tạo là: hệ cơ quan, cơ quan, mô, tế bào, bào quan, phân tử, nguyên tử. Trong các loại đơn vị này, chỉ tế bào là đơn vị cơ bản. Do đó, nếu nói "Tế bào là đơn vị cơ bản của cơ thể sống" thì đúng nhưng nói "Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống" thì sai.

2. Sai ở mục I (Tế bào là gì?)

a) Sai khái niệm tế bào

Mục I ghi khái niệm tế bào: Tất cả các cơ thể sinh vật (thực vật, động vật, con người...) đều được cấu tạo từ những đơn vị rất nhỏ bé, gọi là tế bào.

Khái niệm này sai, vì cơ thể sinh vật được cấu tạo từ tế bào. Các tế bào lại được cấu tạo từ các bào quan. Các bào quan lại được cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử... Như vậy, nếu nói "Tất cả các cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ những đơn vị rất nhỏ bé" thì những đơn vị đó có thể là bào quan, phân tử, nguyên tử, không phải chỉ là tế bào.

Sai sót ở Sách giáo viên.

b) Không phân biệt được sự sống và cơ thể sống

Tên bài ghi: "Tế bào - đơn vị cơ bản của sự sống". Mục I, dòng 8 từ dưới lên hỏi: "Tại sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống?". Sách giáo viên trang 107, dòng 11 từ trên xuống trả lời như sau: "Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ đơn vị nhỏ nhất, cơ bản nhất là tế bào nên tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống".

Kết hợp 3 thông tin trên, ta có thể khẳng định rằng, SGK đã sai lầm ở chỗ nó đồng nhất khái niệm "sự sống" với khái niệm "cơ thể sống". Nguyên nhân của hiện tượng này là do những người biên soạn không hiểu bản chất của 2 khái niệm "sự sống" và "cơ thể sống". Điều đó dẫn tới việc hiểu sai yêu cầu của chương trình môn học. Lẽ ra phải dạy "Tế bào - đơn vị cơ sở của sự sống" thì SGK lại dạy "Tế bào - đơn vị cơ bản của sự sống".

Sai sót ở mục Em đã học trang 66.

3. Mơ hồ ở mục II.1 (Hình dạng tế bào)

SGK, trang 64, mục II.1, kênh hình vẽ 4 loại tế bào "tế bào da người, tế bào thần kinh ở người, tế bào vi khuẩn, tế bào ở lá cây" và kênh chữ chỉ vẻn vẹn hai câu "Có nhiều loại tế bào. Hình dạng các loại tế bào thường phản ánh chức năng khác nhau của chúng".

Với nội dung này, học sinh không thể biết được tế bào có những loại hình dạng gì, không hiểu được mối liên quan giữa hình dạng của tế bào với chức năng của chúng. Điều đó khiến cho việc học mang tính áp đặt nhồi nhét chứ không phát huy được năng lực, phẩm chất như chương trình giáo dục yêu cầu.

4. Sai ở mục Em đã học

Như đã phân tích trên đây, ta có thể kết luận rằng, nội dung "Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào, vì vậy tế bào được xem là đơn vị cơ bản của sự sống" được ghi ở trang 66, dòng 2 từ trên xuống, là sai. Dựa vào "tế bào là thành phần cấu tạo của cơ thể", ta chỉ được phép kết luận tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể, không thể kết luận tế bào là đơn vị cơ bản của cơ thể, lại càng không thể kết luận tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống.

Tóm lại, bài 18 (Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống) là một bài học có nội dung không đúng với nội dung của chương trình môn học, không chính xác về mặt khoa học trong toàn bộ nội dung chính của bài.

Trương Đức Kiên
Tin khác
Đào tạo tiếng Việt được quan tâm trên đất nước Triệu Voi
Đào tạo tiếng Việt được quan tâm trên đất nước Triệu Voi

Đào tạo tiếng Việt tại Lào có thêm một địa chỉ mới ở Viên Chăn, với sự phối hợp giữa Trường Đại học Cửu Long và Viện Nghiên cứu khoa học giáo dục Lào.

Ký ức không phai một thời học sinh miền Nam trên đất Bắc
Ký ức không phai một thời học sinh miền Nam trên đất Bắc

‘Ký ức không phai’ là cuốn sách ghi lại kỷ niệm gắn bó với Trường Học sinh miền Nam trên đất Bắc, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Hiệp định Genève.

Tâm sự nghề nghiệp của một nhà giáo trường huyện
Tâm sự nghề nghiệp của một nhà giáo trường huyện

Tâm sự nghề nghiệp của những người đã và đang đứng trên bục giảng với nhiều kỷ niệm khó quên, càng trở nên ấm áp nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Cô giáo Nùng khơi chuyện văn chương cùng học trò
Cô giáo Nùng khơi chuyện văn chương cùng học trò

Cô giáo người Nùng Lý Thị Thủy đang dạy văn ở Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Phú Yên, vừa ra mắt cuốn sách lý luận phê bình có tên gọi ‘Khơi chuyện’.

Tủ sách Văn Hóa Việt ra mắt độc giả Trung Quốc
Tủ sách Văn Hóa Việt ra mắt độc giả Trung Quốc

Tủ sách Văn Hóa Việt của Chibooks chính thức ra mắt độc giả đất nước tỷ dân tại Tuần lễ văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 tại thành phố Nam Ninh.

Ai chém đầu nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến?
Ai chém đầu nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến?

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật mới cho ra mắt cuốn sách 'Nguyễn An Ninh – Không ăn mày tự do' (2024) của tác giả Trần Viết Nghĩa. Sách mới mà quá nhiều lỗi sai hết sức sơ đẳng.

Sứ mệnh người thầy gửi gắm từng trang sách nhỏ
Sứ mệnh người thầy gửi gắm từng trang sách nhỏ

Sứ mệnh người thầy luôn gắn liền với sách, được các diễn giả đề cao tại talk show diễn ra ở Đường sách TP.HCM nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).

Họa sĩ Xu Man trở thành ‘Con thiêng của rừng’
Họa sĩ Xu Man trở thành ‘Con thiêng của rừng’

Họa sĩ Xu Man được nhà văn Trung Trung Đỉnh lấy làm cảm hứng sáng tác truyện dài ‘Con thiêng của rừng’ dày 124 trang, do Nhà xuất bản Trẻ vừa ấn hành.

Nhà thơ Mai Thìn lắng nghe ‘tiếng của thiên lương’
Nhà thơ Mai Thìn lắng nghe ‘tiếng của thiên lương’

Nhà thơ Mai Thìn gây ấn tượng cho người đọc, bởi một lối viết coi ý tứ là trọng, coi tổng thể nặng hơn chi tiết và rất nặng lòng trước thế thái nhân tình.

Hoa hậu H’Hen Niê đưa thư viện thân thiện về nông thôn
Hoa hậu H’Hen Niê đưa thư viện thân thiện về nông thôn

Từ khi đăng quang đến nay, Hoa hậu H’Hen Niê đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng, trong đó có chương trình đưa ‘Thư viện thân thiện’ về nông thôn.

Người quê lúa lặng lẽ viết lại những trang đời
Người quê lúa lặng lẽ viết lại những trang đời

Người quê lúa Đặng Đình Liêm sau chuỗi ngày tham gia quân đội và công tác xa nhà, đã trở về Thái Bình thanh thản viết lại những câu chuyện đời mình.

Thức dậy một dòng sông để thương nhớ làng quê
Thức dậy một dòng sông để thương nhớ làng quê

‘Thức dậy một dòng sông’ của tác giả Trần Nam Phong hình thành một bút pháp với những câu thơ ngân như ngọn gió không lời vừa quen vừa lạ.