| Hotline: 0983.970.780

Sách "ranh" ngôn: Liệu "xấu nhưng (có) biết phấn đấu"?

Thứ Hai 24/10/2011 , 12:10 (GMT+7)

Cho đến nay, cuốn sách nhận được nhiều tranh cãi trái chiều. Nhiều vị phụ huynh cho rằng, cuốn sách làm méo mó tiếng Việt. Nhưng nhiều ý kiến lại khen ngợi.

Cho đến nay, cuốn sách nhận được nhiều tranh cãi trái chiều. Nhiều vị phụ huynh cho rằng, cuốn sách làm méo mó tiếng Việt. Nhưng nhiều ý kiến lại khen ngợi. 

“Ngôn ngữ thế nào là trong sáng quả là một câu hỏi khó. Khi bạn viết văn bản pháp luật, bạn không thể bảo một thằng ăn trộm là “láo như con cáo”. Cũng như khi viết lời quảng cáo đăng tạp chí, bạn không thể dùng “xinh như con tinh tinh” được. Tất nhiên đây chỉ là mấy ví dụ đùa thôi. Ngôn ngữ trong sáng là khi bạn dùng nó đúng hoàn cảnh của nó chứ không phải là chuyện nó bo bo vào mấy thứ ý nghĩa cố định”, đó là một trong những lời bào chữa cho cuốn sách gây nhiều tranh cãi trong dư luận thời gian qua, “Sát thủ đầu mưng mủ” (NXB Mỹ thuật – Nhã Nam) phát hành. 

CUỐN SÁCH GÂY KHAN HÀNG

“Sát thủ đầu mưng mủ”, được Cty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam giới thiệu: “Một cuốn sách độc nhất vô nhị. Không phải, thế này mới oách xà lách, vô tiền khoáng hậu, phải rồi. Nếu bạn không hỏi vì sao thì thôi, còn nếu bạn hỏi, thì câu trả lời hẳn là: Vì nó đúng là như thế!”. Chỉ cần nghe qua ngôn ngữ quảng cáo, ai cũng có thể dự đoán được rằng, cuốn sách nói về ngôn ngữ tuổi teen hay chính xác hơn, nó truyền tải loại hình “ranh ngôn” lan truyền qua mạng internet.

Cuốn sách do họa sĩ Thành Phong vẽ, dày 119 trang, được bán với giá 45.000 đồng đã gây sốt trong thời gian qua tại các tiệm sách. Theo khảo sát nhanh của phóng viên NNVN tại các hiệu sách phố Đinh Lễ (Hà Nội), hầu hết độc giả trẻ mua cuốn sách này, không ít độc giả… dưới 15 tuổi dù cuốn sách đã có khuyến cáo: Không dành cho độc giả dưới 15 tuổi.

Các câu “ranh” ngôn được tuyển chọn vào cuốn sách thuộc dạng các câu phổ biến trong giới trẻ, song song là hình vẽ minh họa để độc giả liên tưởng, giống như dạng các bức hình trong gameshow “Đuổi hình bắt chữ” của Đài TH Hà Nội.

Ví dụ, với câu: “Cố quá thành quá cố”, họa sĩ Thành Phong vẽ bức tranh gợi câu chuyện cổ tích “Ăn khế trả vàng”. Hình ảnh con chim phượng hoàng nghiêng người và người anh tham lam rơi xuống vực với túi vàng nặng quá tải. Hay như câu: “Dã man con ngan”, Thành Phong vẽ bức hình gợi lên vụ “bảo mẫu bạo hành trẻ em ép ăn”. Rất nhiều câu “ranh” ngôn như vậy được phản ánh trong sách: “Cực như con chó mực; Vãi tè con cá mè; Được voi đòi Hai Bà Trưng; Đã ngu còn cố tỏ ra nguy hiểm…”

Trao đổi với NNVN ngay tại hiệu sách, chị Đinh Lệ Thu (29 tuổi, Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho rằng: “Tôi mua cuốn sách này về để xem giải trí, hoàn toàn không có ý định nâng quan điểm chuyện trong sáng tiếng Việt. Tôi xem qua trên mạng và quyết định đi mua bởi tôi thấy có nhiều bức tranh có ý tứ, phản ánh được thời sự xã hội. Điển hình như câu này (vừa nói, chị vừa giở đến trang 6 của cuốn sách), “Ác ôn vùng nông thôn” với bức tranh vẽ cảnh trai làng hỗn chiến vì giành gái làng với câu thoại: “Không được tán tỉnh gái làng này nghe chưa”. 

Cũng trong cuốn sách này, nhiều bức tranh được cộng đồng mạng đánh giá cao bởi tính phản ánh thời sự xã hội như việc trao giải thưởng Nhà nước, cuộc thi Vietnam Idol, phẫu thuật thẩm mỹ…

NHIỀU BỨC TRANH CHƯA CÓ Ý TƯỞNG

Cho đến nay, cuốn sách nhận được nhiều tranh cãi trái chiều, nhiều vị phụ huynh cho rằng, cuốn sách làm méo mó tiếng Việt và nếu ngụy biện theo dạng phản ánh xã hội, thì cuốn sách vẫn chưa hoàn thiện bởi… nhiều bức tranh chưa có ý tưởng. 

Nhiếp ảnh gia Ngô Xuân Phú cho rằng: “Tôi thấy nhiều bức tranh cũng hay, có tứ nhưng nhiều bức tranh như vẽ cho có, như bức vẽ cho câu “Chuối cả nải”, họa sĩ chỉ vẽ 1 nải chuối mà không có gì thêm. Nếu đơn thuần chỉ là thế, thì khâu biên tập chưa kĩ và cần có thêm ý tưởng để phản ánh đúng chữ “chuối” mà giới trẻ hay dùng để ám chỉ những người cãi cùn, nói năng trình bày rối rắm”.

Bác sĩ Lê Sương Mai (Bệnh viện Đa khoa Nghệ An) cho rằng: “Tôi xem qua trên mạng và thấy nhiều cái không ổn. Như câu: “Đã xấu lại còn xa/ Đã si-đa còn xông pha hiến máu”, đây là 1 câu nói vui thì được nhưng để in vào sách thì thể hiện sự kì thị người mắc bệnh”.

Phụ huynh Nguyễn Thị Mai Hoa (Hà Nội) cho rằng: “Cái tôi lo là cuốn sách được chỉ định không dành cho trẻ em dưới 15 tuổi nhưng các hiệu sách bán ra thoải mái mà không có hình thức kiểm duyệt đối tượng mua. Đối tượng dưới 15 tuổi là đối tượng hình thành sự nhạy bén với ngôn ngữ, từ đó mới phân ra năng khiếu tự nhiên, khoa học hay văn chương… Nếu độ phổ biến quá rộng, thì tôi chắc là có ảnh hưởng ít nhiều”. 

Trái lại, giới trẻ lại tỏ ra khá hào hứng và ủng hộ loại hình sách này. Anh Nguyễn Hữu Hoàn (Đống Đa, Hà Nội) cho rằng: “Đây là sách giải trí với những câu nói khá quen thuộc với giới trẻ. Tôi tự tìm thấy những ý nghĩa riêng trong cách phản ánh của họa sĩ, giúp chúng tôi tránh áp dụng tràn lan những câu nói đó cho phù hợp hoàn cảnh”.

Xem thêm
Quy Nhơn đăng cai giải đua mô tô nước thế giới

Từ ngày 22-24/3, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định) sẽ diễn ra Giải đua mô tô nước thế giới UIM-ABP Aquabike World Championship với sự tham gia của hơn 60 vận động viên…

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc với tỷ số 1-1 ở lượt trận thứ 3 vòng bảng tại vòng loại World Cup 2026.

HLV Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam

Ông Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam và chính thức không còn nắm giữ vị trí HLV trưởng của đội bóng sau trận thua muối mặt trước tuyển Indonesia.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất