| Hotline: 0983.970.780

Sách tham khảo: Mịt mù và sai sót

Thứ Năm 15/07/2010 , 11:10 (GMT+7)

Theo chân các phụ huynh loanh quanh trong hiệu sách mới thấy nỗi khổ: Điên đầu vì "lạm phát" sách tham khảo.

Những ngày này phụ huynh đang có nhu cầu đi tìm mua sách tham khảo cho con ôn luyện cũng như chuẩn bị sách trước cho con trong năm học tới. Theo chân các phụ huynh loanh quanh trong hiệu sách mới thấy nỗi khổ: điên đầu vì "lạm phát" sách tham khảo.

Phụ huynh băn khoăn, lúng túng vì cũng không biết mua sách nào, có người "dại dột" tặc lưỡi: Thôi đành, cứ mua mỗi nhà xuất bản một quyển. Ngày xưa khó khăn đã đành nay cố gắng “đầu tư cho tương lai” cho dù phải “thắt lưng buộc bụng” vì con.

Nhưng khi vào hiệu sách, chỉ liệt kê các loại sách của các nhà xuất bản khác nhau đã hoa mắt: Nhà xuất bản Đà Nẵng, Nhà xuất bản Đồng Nai, Nhà xuất bản Hà Nội, Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Nai, Nhà xuất bản Hải Phòng, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Phương Đông, Nhà xuất bản Thanh Niên, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam…

Chị Hương ở quận Đống Đa tâm sự: "Khi con trẻ hí hửng thì phụ huynh đâm lo. Các 'Vở bài tập' lại có 'Hướng dẫn giải vở bài tập' của nhà xuất bản Đồng Nai. Các trò chỉ việc chép vào là xong thì tự học nỗi gì?"

Theo chị Quy, một phụ huynh có con năm nay vào học lớp 4: "Lời nói đầu của nhiều sách gần như giống nhau y đúc, còn cuốn 'Hướng dẫn giải vở bài tập Tiếng Việt 4' có lời nói đầu thật khó hiểu và nực cười: Hy vọng quyển sách này giúp cho các em học tốt hơn môn Toán trong nhà trường còn hy vọng các em sẽ tìm được sự hứng thú, niềm đam mê đối với môn Tiếng Việt.”

Cô giáo Nguyễn Thùy Linh (Hà Nội) bày tỏ sự bất bình cho dù theo cô, ai đó có thể cố xuê xoa rằng chắc là “lời nói đầu không quan trọng nên khi họ sao chép từ quyển nọ sang quyển kia thì họ quên chỉnh sửa" hoặc "đừng để ý đến lời nói đầu, quan trọng là nội dung thế nào."

Nếu mở vào trang trong: “Học tốt Tiếng Việt 4” của Nhà xuất bản Hà Nội có “Gợi ý đáp số” mới thấy thấy thật khó hiểu. Tại sao không là Gợi ý trả lời, Gợi ý đáp án, Hướng dẫn trả lời nhỉ? Tưởng lỗi “sót một tý”. Ai dè, đếm được 42 từ “Đáp số.” Chả lẽ cố “bênh sách” theo kiểu: Từ này chắc là ở môn Toán được sao chép sang môn Tiếng Việt cho tiện!

Chúng tôi chỉ liệt kê và xếp những quyển sách của riêng lớp 4 mà... toát mồ hôi:  “Bồi dưỡng văn - Tiếng Việt 4” của Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, “Giúp em học tốt Tiếng Việt 4” - Nhà xuất bản Hà Nội, “Giải bài tập Tiếng Việt 4” - Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

Tiếp đến là “Hướng dẫn giải vở bài tập Tiếng Việt 4” - Nhà xuất bản Đà Nẵng, “272 bài tập cơ bản và nâng cao tiếng Việt 4” của Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, “Học tốt Tiếng Việt 4” của Nhà xuất bản Thanh niên.

Lại còn “Học tốt Tiếng Việt 4” của tác giả Nhà xuất bản Hà Nội, “Học và ôn luyện Tiếng Việt 4” của Nhà xuất bản Hà Nội, “Học tốt môn tập đọc 4” của Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Nai, “Những bài làm văn mẫu 4” của Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh...

Thế nhưng, điều đáng nói ở đây lại là nội dung của những cuốn sách này. Bởi khi đọc, ai cũng phải bất ngờ vì tất cả sách đều có nội dung giống nhau, tức cùng trả lời câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa. Trong khi đó, sách tham khảo đáng nhẽ phải làm "nhiệm vụ" của nó là nâng cao kiến thức và phải khác sách giáo khoa.

Cụ thể: Quyển “Những bài làm văn mẫu 4” trả lời hết các câu hỏi trong sách giáo khoa các phân môn: tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn.

Còn cuốn: “Học tốt môn tập đọc 4” của Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Nai thì chỉ trả lời câu hỏi sách giáo khoa phân môn tập đọc.

Đã vậy “272 bài tập cơ bản và nâng cao tiếng Việt 4” của Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, lại thống kê toàn bộ câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 trước sau đó mới đến phần hướng dẫn trả lời, khiến người mua cứ tưởng là có điều gì mới lạ!?

Không chỉ rơi vào các sách tham khảo lớp 4, tình trạng tương tự cũng diễn ra ở hầu khắp các loại sách tham khảo dành cho các khối lớp, các cấp học...

Theo Giáo sư-Tiến sĩ khoa học Nguyễn Mậu Bành, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký hội Giáo chức việt Nam thì học sinh phổ thông đang có 3.120 đầu sách tham khảo. Ít nhất là lớp 1 mới “trình làng” mà đã có 59 đầu sách tham khảo và lớp 12 đứng đầu với 448 sách tham khảo. Nếu con bạn học lớp 4 thì có 147 đầu sách tham khảo!

Rõ ràng, vấn đề đặt ra hiện nay là công tác biên tập các cuốn sách tham khảo quá tắc trách đến khó tin. Việc này đồng thời cũng cho thấy, quản lý xuất bản đã bị buông lỏng từ lâu và đòi hỏi cần phải có sự giám sát chặt chẽ hơn.

Và trong khi chờ các nhà xuất bản tự "chỉnh đốn" mình, thì các bậc phụ huynh vẫn cứ ôm đầu trong hiệu sách và con em chúng ta phải "học gạo".

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm