| Hotline: 0983.970.780

Sai phạm nghiêm trọng ở Tân Hiệp

Thứ Tư 12/06/2013 , 09:18 (GMT+7)

Qua thanh tra 78 công trình xây dựng trong lĩnh vực nông nghiệp do Phòng NN-PTNT huyện làm chủ đầu tư đã phát hiện sai phạm tổng số tiền trên 4,35 tỷ đồng.

Theo kết luận thanh tra do Chánh Thanh tra tỉnh Kiên Giang Ngô Quang Hưởng ký vừa được công bố, mức độ sai phạm trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) là rất nghiêm trọng, diễn ra trên nhiều lĩnh vực như: nông nghiệp, giáo dục, y tế, thương mại, cụm tuyến dân cư vượt lũ, kè chống sạt lở, trụ sở cơ quan Nhà nước, phòng chống lụt bão… với tổng số tiền sai phạm kiến nghị xử lý trên 20,3 tỷ đồng.

Cụ thể, qua thanh tra 78 công trình xây dựng trong lĩnh vực nông nghiệp do Phòng NN-PTNT huyện làm chủ đầu tư đã phát hiện sai phạm tổng số tiền trên 4,35 tỷ đồng, trong đó sử dụng sai mục đích, ứng vốn sai quy định trên 2,27 tỷ đồng, thanh quyết toán khống trên 2,07 tỷ đồng. Đáng chú ý như các công trình thủy lợi thuộc các kênh 3B, 4B, kênh 10B Đông Bình, kênh 10B-9B và kênh 6 Đông Thọ, chủ đầu tư (Phòng NN-PTNT huyện) đã cho các nhà thầu ứng vốn trước nhưng không thi công, cấu kết lập khống hồ sơ để quyết toán hàng trăm triệu đồng mỗi công trình.

Đơn cử như công trình thủy lợi kênh 3B có chiều dài 5.108m, triển khai từ tháng 11/2009, nhà thầu thi công chỉ làm được 600m thì ngưng, nhưng chủ đầu tư và đơn vị thi công lại lập khống hồ sơ trình UBND huyện phê duyệt quyết toán gần 749 triệu đồng, Đoàn thanh tra kết luận phần quyết toán khống lên tới 630 triệu đồng. Tương tự, kênh 4B còn 2.850m (chiều dài tương đương kênh 3B) chưa thi công nhưng vẫn lập hồ sơ quyết toán số tiền hơn 837,3 triệu đồng, trong đó phần quyết toán khống trên 307,5 triệu đồng.


Nhiều công trình thủy lợi ở Tân Hiệp được quyết toán khống, đến khi có thanh tra mới thi công để đối phó

Tại dự án kè chống sạt lở vùng lũ Tân Hiệp (có tổng vốn đầu tư 205,363 tỷ đồng do Trung ương hỗ trợ), UBND huyện được giao làm chủ đầu tư, Phòng NN-PTNT quản lý điều hành, dù công tác đấu thầu, danh sách các đơn vị trúng thầu chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng vẫn triển khai thi công. Đặc biệt qua thanh tra việc sử dụng chi phí Ban quản lý, Đoàn thanh tra đã phát hiện chi sai quy định số tiền trên 363,5 triệu đồng, chi khống 172,8 triệu đồng. Ngoài ra, Ban quản lý còn chi mua trang thiết bị trị giá hơn 449,3 triệu đồng nhưng không nhận hàng mà ký gửi tại nơi mua hơn 1 năm, đến khi bị thanh tra mới nhận hàng về.

Không chỉ sai phạm trong đầu tư xây dựng cơ bản, kết luận của Thanh tra tỉnh Kiên Giang còn phát hiện nhiều đơn vị tại huyện Tân Hiệp “ăn bẩn” cả tiền hỗ trợ khắc phục hậu quả lũ lụt. Cụ thể, năm 2011 UBND tỉnh Kiên Giang cấp phát cho huyện Tân Hiệp 1 tỷ đồng để gia cố đê bao cho các xã, nguồn vốn này được giao cho UBND huyện làm chủ đầu tư, Phòng NN-PTNT quản lý điều hành. Kết quả thanh tra cho thấy có đến 10/12 đơn vị (11 xã và 1 trại thực hành thuộc Phòng NN-PTNT huyện quản lý) nhận tiền có sai phạm, trong đó 9 đơn vị thanh quyết toán khống và chi giám sát, chi phí quản lý hơn 413,1 triệu đồng, 1 đơn vị sử dụng vốn sai mục đích gần 66 triệu đồng.

Việc xây dựng cụm, tuyến dân cư vượt lũ, do UBND huyện giao cho BQL Dự án Đầu tư - Xây dựng (ĐT-XD) huyện quản lý, Thanh tra đã phát hiện nhiều sai phạm hết sức nghiệm trọng. Nhiều doanh nghiệp tham gia xây dựng dù không có năng lực tài chính và kinh nghiệm thực tiễn nhưng Hội đồng thẩm định vẫn cho trúng thầu. Từ đó các đơn vị thi công “rút ruột” công trình, dẫn đến chất lượng kém không thể đưa vào sử dụng. Đơn cử như tuyến dân cư vượt lũ Đòn Dông từ kênh 3 đến kênh zero, thi công xây dựng 300 căn nhà (do Cty TNHH Ba Sẳn trúng thầu) và bị sự cố lốc xoáy làm sập đổ, tốc mái…

Thanh tra kết luận nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại là do thi công không đúng thiết kế, thay đổi chủng loại vật tư và cấu kiện công trình, đến nay vẫn chưa khắc phục được. Ngoài ra, qua thanh tra còn phát hiện 3 cụm dân cư với 55 căn nhà, 4 nhà lồng chợ các xã xây dựng kém chất lượng, không đáp ứng yêu cầu sử dụng. BQL Dự án ĐT-XD huyện Tân Hiệp còn sử dụng trên 6,21 tỷ đồng tiền bán nền nhà cụm dân cư chi tạm ứng sai quy định cho các công trình khác. Ngoài ra còn để 136 trường hợp nợ tiền mua nền nhà quá hạn trên 6 tỷ đồng.


Thanh tra xác định BQL dự án vùng lũ Tân Hiệp có nhiều sai phạm

Trên lĩnh vực giáo dục, qua thanh tra 4 công trình do Phòng GD-ĐT huyện Tân Hiệp làm chủ đầu tư, Đoàn Thanh tra đã phát hiện tổng sai phạm gần 255 triệu đồng. Trong đó, quyết toán khống khối lượng, đầu tư sai chủng loại vật tư tổng số tiền trên 142,4 triệu đồng, đơn vị thi công chiếm đoạt vốn ngân sách hơn 96,5 triệu đồng, sử dụng vốn sai mục đích 15 triệu đồng.

Lĩnh vực đầu tư cho Y tế có đến 9/13 công trình bị chậm tiến độ, ít là 74 ngày, nhiều lên đến 240 ngày. Trưởng phòng Y tế huyện là ông Nguyễn Văn Thế, nhận từ BQL Dự án ĐT-XD huyện số tiền hơn 46,8 triệu đồng nhưng không nhập quỹ mà giữ lại tự chi xài cá nhân.

Các công trình xây dựng khác gồm: Khu hành chính mới huyện Tân Hiệp, trụ sở làm việc một số xã qua thanh tra cũng phát hiện nhiều sai phạm như không tuân thủ nguyên tắc đầu tư xây dựng, tạm ứng vốn sai quy định, quyết toán khống khối lượng công việc.

Từ những sai phạm nói trên, Thanh tra tỉnh Kiên Giang đã xác định ông Lê Văn Nghĩa, Chủ tịch UBND huyện phải chịu trách nhiệm chung trong việc lãnh đạo, điều hành để địa phương xảy ra nhiều sai phạm trong đầu tư xây dựng và quản lý sử dụng vốn ngân sách. Ông Nguyễn Văn Tươi, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện chịu trách nhiệm trong việc chỉ đạo ứng vốn trái quy định tại công trình xây dựng khu hành chính tập trung, công trình xây dựng bờ kè và công viên cây xanh tại thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp. Ông Lê Văn Tuyền, với vai trò là Trưởng phòng NN-PTNT Tân Hiệp, GĐ Trung tâm Tư vấn dịch vụ Kỹ thuật nông nghiệp (TTTVDVKTNN), GĐ BQLDA kè chống sạt lở vùng lũ Tân Hiệp phải chịu trách nhiệm trong quản lý điều hành đầu tư xây dựng để xảy ra nhiều sai phạm, quản lý vốn đầu tư chuyên ngành nông nghiệp không tuân thủ nguyên tắc tài chính, dẫn tới tổng số tiền sai phạm trên 4,352 tỷ đồng. Trong đó, sử dụng vốn sai mục đích, ứng vốn sai quy định số tiền hơn 2,276 tỷ đồng; thanh quyết toán khống trên 2,075 tỷ đồng. Phó trưởng phòng NN-PTNT Tân Hiệp Nguyễn Minh Nghĩa, cùng chịu trách nhiệm liên đới với ông Tuyền. Ngoài ra, 2 PGĐ TTTVDVKTNN là ông Phạm Văn Viên và bà Lương Kim Hoàng (trực thuộc Phòng NN-PTNT huyện) phải chịu trách nhiệm trong việc thanh toán khống số khối lượng xây dựng 6 trung tâm (đặt ở các xã) số tiền trên 221,7 triệu đồng.

Lãnh đạo các Phòng GD-ĐT, Y tế, BQL DA ĐT-XD huyện, các doanh nghiệp trúng thầu thi công các công trình kể trên phải chịu trách nhiệm cho những sai phạm thuộc lĩnh vực mình quản lý, thực hiện.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm