| Hotline: 0983.970.780

Sắn dây cũng không có người mua!

Thứ Ba 28/02/2012 , 10:18 (GMT+7)

Dạo quanh một vòng các xã có diện tích sắn dây lớn ở miền Tây xứ Thanh có thể thấy sắn dường như vẫn còn nguyên, do không có người mua.

Cả trăm, nghìn ha cây sắn dây tại miền Tây Thanh Hóa đã đến kỳ thu hoạch nhưng không có người mua

Lẽ ra, dịp này người trồng sắn dây tại các huyện Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Lang Chánh, Thọ Xuân… tỉnh Thanh Hóa đã thu hoạch xong mùa vụ 2011. Nhưng, dạo quanh một vòng các xã có diện tích sắn dây lớn ở miền Tây xứ Thanh này dường như vẫn còn nguyên, do không có người mua.

Có mặt tại nhà ông Phạm Văn Nhất, ở thôn Minh Lai, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc đúng lúc ông đang đứng trầm ngâm bên cạnh ruộng sắn dây đã héo quắt lá vì quá tuổi thu hoạch. “Năm ngoái, thấy sắn dây được giá gia đình tôi chuyển mấy sào trồng mía sang trồng sắn dây hy vọng có được món tiền lớn. Mặt khác, trồng sắn dây chi phí thấp hơn cây mía, chỉ vài triệu đồng/sào, công chăm sóc lại đơn giản nên ai cũng thích. Ai dè, năm nay không hiểu tại sao giá sắn dây tụt dốc thê thảm, từ 7.000 đồng/kg tươi, giờ chỉ còn 2.000 - 3.000 đồng mà không có người mua. Nhưng khổ nỗi không bán nhanh thì củ sắn dây sẽ bị xốp, bị hà, phải vứt đi. Gia đình tôi như đang ngồi trên đống lửa!”. Ông Nhất thở dài.

Cùng chung sự lo lắng giống ông Nhất, chị Phạm Thị Hải ở xã Quang Trung, huyện Ngọc Lặc mấy ngày nay liên tục gọi điện tới các hộ trồng sắn dây khác xem có thương lái nào hỏi mua không? Gặp chúng tôi, chị Hải ngán ngẩm tự trách mình vì quá tham lam nên giờ mới đến nông nỗi này. Chả là trước Tết Nguyên Đán có thương lái đến trả chị 5.000 đồng/kg sắn dây tươi, chị ngần ngừ không bán vì nghĩ năm ngoái giá 7.000 đồng/kg, năm nay chắc phải cao hơn. Đùng một cái giá sắn dây củ tươi giảm đột ngột chỉ còn 2.000 - 3.000 đồng/kg, nhưng gọi mãi mà không có thương lái nào đến mua, khiến vợ chồng chị Hải “lục đục” suốt mấy ngày qua.

Đợi lâu quá không có người hỏi mua, một số gia đình sốt ruột đào sắn dây lên làm bột bán mong vớt vát phần nào công sức, tiền của bỏ ra. Nhưng, ông trời lại phụ lòng, bởi thời gian qua trời không có nắng nên bột sắn dây bị mốc phải đổ đi, khiến nhiều gia đình tốn thêm công sức tiền của.

Được biết, khu vực miền Tây Thanh Hóa lâu nay vẫn tập trung vào 4 loại cây trồng truyền thống, chủ lực gồm lúa, mía, cao su và luồng. Cây sắn dây không thuộc diện được các huyện khuyến khích phát triển mà chủ yếu do bà con nông dân trồng tự phát. Năm 2009 - 2010, khi nhiều hộ trồng sắn dây ở đây trúng lớn: Với năng suất khoảng 14 tấn/ha, giá bán 7.000 đồng/kg, người trồng sắn dây thu gần 100 triệu đồng/ha, cao hơn trồng mía, nên chỉ trong vòng hơn một năm, diện tích cây sắn dây tăng lên chóng mặt. Riêng tại huyện Ngọc Lặc, diện tích sắn dây từ vài chục ha năm 2009, tăng lên hơn 100 ha năm 2011. Các huyện lân cận như Cẩm Thủy, Thọ Xuân, Lang Chánh… diện tích sắn dây cũng không dưới 100 ha.

Bà Lê Thị Nhi - Trưởng Phòng Trồng trọt huyện Ngọc Lặc, bức xúc: Thói quen làm ăn chạy theo phong trào của người dân, thấy cây, con gì được giá là y như rằng đua nhau làm theo nên giờ mới dẫn đến kết cục này. Trong quá khứ, người dân huyện Ngọc Lặc cũng đã từng có bài học xương máu với cây hành tăm, khi giá bán lên tới 14.000 đồng/kg, bà con đua nhau trồng hành tăm bạt ngàn, dẫn đến không bán được, vứt cả đống ngoài bờ ruộng. Giờ lại đến lượt sắn dây cũng chung số phận.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Tạm thời không xuống giống lúa do xâm nhập mặn

BẠC LIÊU Do tình hình xâm nhập mặn, UBND huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) có công văn gửi các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đề nghị tạm thời không xuống giống lúa vụ hè thu.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm