| Hotline: 0983.970.780

Sân đền thờ Nguyễn Công Trứ bị... bán

Thứ Tư 05/11/2008 , 12:04 (GMT+7)

Lễ kỷ niệm 180 năm ngày thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2008) được tỉnh Thái Bình tổ chức rất hoành tráng. Trước đó mấy ngày, huyện đã mời đoàn văn công tỉnh về diễn mấy đêm liền để nhân dân thưởng thức.

Khuôn viên đền thờ Nguyễn Công Trứ bị bán phần lớn, sân đền trở thành quá chật

Lễ kỷ niệm 180 năm ngày thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2008) được tỉnh Thái Bình tổ chức rất hoành tráng. Trước đó mấy ngày, huyện đã mời đoàn văn công tỉnh về diễn mấy đêm liền để nhân dân thưởng thức.

Góp thêm sự tưng bừng cho lễ kỷ niệm, còn có hội chợ nông nghiệp với hàng trăm gian hàng của cả trong lẫn ngoài tỉnh, cho dân huyện no mắt ngắm. Lễ chính được cử hành vào đúng ngày 14/10/2008 tại nhà văn hoá huyện (cũng mới được cắt băng khánh thành ngày hôm trước) với ngót một ngàn khách mời.

Diễn văn kỷ niệm của ông Bí thư Huyện uỷ làm người nghe rất xúc động, nêu bật được công lao to lớn của quan Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ, người đã đứng ra tổ chức khẩn hoang, lập nên huyện “trước biển” này, và từ di sản mà quan Doanh điền sứ để lại, Đảng bộ và nhân dân Tiền Hải đã biến thành một vùng đất phì nhiêu, biến Tiền Hải thành một huyện giầu nhất tỉnh. Trong lòng mỗi người dân Tiền Hải, cụ Nguyễn đã trở thành “thành hoàng”…

Hầu hết khách được mời đều đến dâng hương tại đền thờ quan Doanh điền sứ họ Nguyễn. Ngược hẳn với ngôi đền trước đây vốn rất nhỏ và thanh bạch, hệt như đức tính thanh bạch của quan Doanh điền sứ thuở sinh thời và qua thời gian, đền đã xuống cấp. Ngôi đền bây giờ rất to, rất đẹp. Trừ pho tượng quan Doanh điền sứ bằng đồng đen, còn mọi thứ bên trong đều rực lên một màu vàng. Một người dân gần đền cho biết:

- Có một người Tiền Hải đi làm ăn xa, rất giầu có, đã bỏ ra gần 3 tỷ để xây mới lại đền thờ ngài…

Tấm lòng của người dân nọ khiến người ta cảm động. Nhưng cảm động bao nhiêu thì người ta lại buồn bấy nhiêu về việc xử sự của chính quyền sở tại với ngôi đền. Một người dân làng Ngoại Đê (nơi có đền thờ) cho biết:

- Khuôn viên đền trước đây rộng chừng ngàn m2, đến hết chỗ cây đa rất to, rất đẹp ấy, nay khuôn viên đã bị bán phần lớn cho hai hộ dân.

Hai ngôi nhà tầng của hai hộ đó nằm lù lù chính giữa khuôn viên, chẹt giữa cây đa và đền, cây đa giờ trở thành vật che bóng mát cho nhà họ trong khi sân đền chỉ còn vài chục m2 rất phản cảm so với ngôi đền to đẹp, lộng lẫy. Nhiều vị khách muốn chụp ảnh toàn cảnh ngôi đền nhưng không sao chụp nổi vì sân quá chật, không tài nào thu hết vào máy được. Muốn chụp, duy nhất chỉ còn một cách là trèo lên mái ngôi nhà giữa khuôn viên đền đó. Đứng lẫn trong đám khách dâng hương, tôi nghe một ông khách thở dài:

- Cụ Nguyễn đã tạo dựng nên cả cái huyện rộng hàng trăm cây số vuông này. Thế mà nay cụ có một tý đất, cũng bị cấu xé…

Ông đi bên cạnh bảo:

- Càng ngày, số người nhớ đến công lao của cụ sẽ càng nhiều, khách viếng đền sẽ càng đông, không chỉ khách trong tỉnh mà còn cả khách ngoài tỉnh, thậm chí khách quốc tế nữa. Người ta sẽ nghĩ sao về việc chiếm đất của người mở đất này. Có lẽ phải kiến nghị UBND huyện thu hồi lại diện tích đã bị bán, trả lại khuôn viên cho ngôi đền...

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.