| Hotline: 0983.970.780

Săn hàng tăng "bản lĩnh đàn ông": Ma trận đông trùng hạ thảo

Thứ Tư 05/03/2014 , 10:20 (GMT+7)

Một ký lô đông trùng hạ thảo (ĐTHT) thật có nguồn gốc thiên nhiên “nặng” bằng chiếc xe hơi hiệu Toyota Innova, tức khoảng gần 1 tỷ đồng. Nhưng, mua được hàng thật thì không hề dễ. / Pín hải cẩu

Cũng như pín hải cẩu, ĐTHT là loại dược liệu quý với giá cao ngất trời, người có thu nhập khá trở lên cũng chẳng bao giờ dám mơ. Vậy nhưng, trên các con đường Triệu Quang Phục, Hải Thượng Lãn Ông, Phùng Hưng, Lương Nhữ Học… ở Q.5, TP. HCM, hầu như tiệm thuốc bắc nào cũng có. Mỗi tiệm một giá.

GIÁ NÀO CŨNG CÓ

Đến một tiệm thuốc đông y lớn nhất nhì ở đường Hải Thượng Lãn Ông, Q.5, hỏi mua ĐTHT, bà chủ tiệm mang ra một hộp gỗ, hình thức sang trọng, bắt mắt, nắp hộp làm bằng kính trong suốt, bên trong đựng khoảng vài chục cây (con) ĐTHT, báo giá 10 triệu đồng/lạng.

“Mắc dữ vậy chị? Nãy em hỏi mấy tiệm kia có 5 triệu/lạng thôi”. Nghe tôi “nắn gân”, bà chủ tiệm nét mặt không vui, đáp: “Thì chú qua đó mua đi, tiền nào của nấy. Ham rẻ coi chừng hối hận nghen”. Tôi hỏi tiếp: “Em tính mua mấy lạng biếu sếp, chị còn loại nào tốt hơn không?”. Bà chủ tiệm nhìn tôi từ đầu đến chân như để “định lượng” xem trong túi tôi có khoảng bao nhiêu tiền rồi nói: “Loại tốt nhất của chị giá cao gấp 5 lần, mua nổi không?”. Tôi tỏ vẻ ngạc nhiên: “Sao giá chênh lệch nhiều vậy chị?”. Bà liến thoắng: “Đó là hàng thiên nhiên, mang từ Nepal về, là những con to nhất, đều nhất. Hiếm lắm. Tôi đặt mua từ mối quen, nhưng cũng lâu lâu mới có vài lạng chứ không nhiều đâu. Giờ hàng càng ngày càng hiếm, trong khi người mua thì ngược lại, ngày càng nhiều. Tôi mới lấy được 3 lạng, tính để cho mấy ông khách quen đặt từ lâu. Nhưng nếu em thích thì chị nhượng lại cho rồi khất lại với họ cũng được”.


ĐTHT trong hộp gỗ rất sang trọng, giá vài chục triệu đồng/lạng, nhưng chất lượng thì khó biết

Đến một tiệm thuốc đông y khác hỏi về ĐTHT, chủ tiệm là một người đàn ông chừng hơn 50 tuổi, báo giá 30 triệu đồng/lạng và quảng cáo: “Không nói đến giá trị, muốn lấy được ĐTHT, người ta phải leo trèo, đi sâu vào núi rừng cao chót vót bên Tây Tạng. Nguy hiểm, vất vả, có khi mất cả mạng ấy chứ. Giờ ĐTHT thiên nhiên hiếm lắm, người ta đua nhau đi tìm. Nên một lần đi cả tuần, cả tháng, may lắm được vài lạng, không thì về không. Gia đình tôi đã 3 đời làm thuốc đông y rồi. Bên Trung Quốc, tôi còn nhiều bà con lắm. Hè năm nào tôi cũng sang bên bển, lên tận Tây Tạng cả tháng trời để lùng mua cái này. Đích thân tôi mua của mấy người chuyên lên núi “săn” nó nên tôi sẵn sàng đánh đổi cả gia tài này nếu ai nói đây là hàng giả”.

Tôi thắc mắc: “Nhưng tôi nghe nói ĐTHT thật giá cả trăm triệu/lạng mà?”. Ông chủ tiệm đáp: “Thì tôi vừa nói rồi đó, tôi mua tận gốc mà. Từ người lấy trực tiếp đến tay người dùng có khi qua mấy chặng, giá đội lên mấy lần là đúng rồi. Ở đây tôi lấy theo đơn đặt hàng của mấy tiệm khác là chính chứ không phải bán lẻ đâu”.

Ghé vào tiệm thứ 3, bà chủ tiệm báo giá một lạng ĐTHT khô giá 17 triệu đồng. Tôi cầm 1 cây lên săm soi khá lâu nhưng không phát hiện điểm khác biệt nào so với 2 tiệm trước. Nhưng, một chuyện bất ngờ đã xảy ra. Ấy là trong lúc cầm cây ĐTHT lên xem và nắn, bóp nhẹ, bất ngờ phần “con” của ĐTHT gãy làm đôi, lộ ra phần ruột có màu ngà đục và hơi bột bột. Tôi đang lo lắng vì sự cố này thì bà chủ tiệm nói: “ĐTHT khô nó giòn, nên cũng dễ gãy. Không sao đâu, chỉ làm hình thức xấu chút thôi chứ vẫn bán bình thường”. Nghe vậy, tôi thở phào nhẹ nhõm, vội vàng cáo lui.

HÀNG GIẢ TRÀN LAN

Để tìm hiểu về ĐTHT, tôi đến Bệnh viện Y học Dân tộc TP. HCM gặp bác sĩ Nguyễn Đức Thành. Cuộc trò chuyện đã khiến tôi “mở mắt” về mặt hàng này. Có thể nói, ĐTHT là “thần dược” cũng không ngoa, bởi nó có tác dụng tăng cường “bản lĩnh đàn ông” thực sự và không hề gây tác dụng phụ như Viagra. Ngoài ra, còn rất nhiều công dụng khác như: bảo vệ tủy xương và hệ tiêu hóa của người đang xạ trị điều trị ung thư, bảo vệ gan trước những tác nhân virus, chống bệnh trầm cảm.

Ngoài ra nó còn có tác dụng làm hạ đường huyết, nhất là với những người đề kháng với chất insulin, là chất do tuyến tụy tiết ra nhằm giúp cân bằng lượng đường trong máu…

Chính vì quý như vậy nên sản phẩm này bị làm giả tràn lan. Và, công nghệ làm giả tinh vi đến ngay cả người có kinh nghiệm cũng chưa chắc phát hiện nếu không quan sát thật kỹ.

"Phải có cơ hội tiếp xúc thì mới biết ĐTHT thật và giả nó khác nhau chỗ nào. ĐTHT thật có mùi tanh nồng rất đặc trưng, còn hàng giả cũng có mùi tanh nhưng là mùi tanh lợm và khó chịu do hóa chất. Việt Nam tuy không có ĐTHT nhưng cũng có một loại côn trùng là sâu chít với hàm lượng dinh dưỡng, đặc biệt chất axit amind không kém ĐTHT, là một phương thuốc, một loại thực phẩm rất bổ dưỡng”, bác sỹ Đông y Nguyễn Đức Thành, Bệnh viện Y học Dân tộc TPHCM.

“Trên thị trường hiện có đến 4 loại ĐTHT. Loại thứ nhất có xuất xứ thiên nhiên, loại này giá có khi lên đến hơn 50.000 USD/ký và rất hiếm. Loại thứ 2 là ĐTHT nhân tạo, tức do người ta gây nuôi, giá rẻ hơn loại thứ nhất nhiều. Cách phân biệt giữa 2 loại thiên nhiên và nhân tạo rất khó. Loại thứ 3 là ĐTHT thật, nhưng đã bị chiết xuất, lấy hết tinh chất ra rồi, chỉ còn là cái xác. Người ta gom những xác ĐTHT này về, chế biến lại, thậm chí bơm một số chất có tác dụng bổ dương, tương tự Viagra vào. Uống có tác dụng thật nên người mua cứ tưởng đó là ĐTHT chứ không biết là thuốc tây. Còn loại giả thứ 3 là ĐTHT được làm hoàn toàn bằng các loại bột. Loại này thì giá vô chừng, vài trăm ngàn đến vài triệu đồng 1 lạng cũng có, chủ yếu người bán nhìn mặt khách mà “bắt hình dong”. Để làm giả, người ta dùng thân hoặc củ của cây “địa tàm” tạo hình con trùng, dùng “thảo thạch” tạo hình búi nấm. Tuy nhiên, đầu trùng và búi nấm của ĐTHT thật liền lạc với nhau một cách tự nhiên, còn đồ giả nếu quan sát kỹ, sẽ thấy vết nối. Mặt khác, các nếp gấp trên thân ĐTHT giả giao nhau rất bằng phẳng mà lý do là đổ từ khuôn ra", bác sĩ Thành nói.


Bác sĩ Thành: “Nếu ĐTHT có giá từ chục triệu đồng/lạng trở xuống thì đích thị là giả”.

Cũng theo bác sĩ Thành, ĐTHT chỉ có ở các vùng núi cao từ 4 - 5.000 m (so với mặt biển) của Trung Quốc, Tây Tạng, Nepal. ĐTHT khi còn sống, có thể thấy rõ hình con sâu, với đuôi là một cành nhỏ, mọc lá. Phần "cây" hình dạng giống ngón tay, dài khoảng 4 - 11 cm do sợi nấm mọc dính liền vào đầu sâu non mà thành. Sâu non giống như con tằm, dài chừng 3-5 cm, đường kính khoảng 0,3 - 0,8 cm. Bên ngoài có màu vàng sẫm hoặc vàng nâu với khoảng 20 - 30 vằn khía, đầu có màu nâu đỏ, đuôi giống như đuôi con tằm, có tất cả 8 cặp chân, nhưng 4 đôi ở giữa là rõ nhất. Chất đệm nấm hình que cong mọc ra từ mình sâu non, dài hơn sâu non một chút. Sâu non dễ bẻ gãy, ruột bên trong căng đầy, màu trắng hơi vàng; chất đệm nấm khá dài và bên trong ruột hơi rỗng, có màu trắng ngà. Cái sinh vật “vừa cây vừa con” này có nhiều hoạt chất dùng để chữa các loại bệnh nan y tập trung ở phần cây, tức hạ thảo.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc liên tiếp ở Yên Bái làm 150 nhà dân bị sập đổ

Mưa lớn, kèm theo dông lốc, gió giật mạnh trong đêm 19, rạng ngày 20/4 làm 2 người bị thương và hơn 150 ngôi nhà ở tỉnh Yên Bái bị thiệt hại, sập đổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm