| Hotline: 0983.970.780

Săn loài ong 'đốt thần ngã ngửa', nghề trêu ngươi 'thần chết'

Thứ Bảy 11/08/2018 , 13:15 (GMT+7)

Người Nghệ có câu: “Ong vẽ đốt mẻ nồi rang, ong vang đốt vàng mắt nghệ, ong chần đốt thần ngã ngửa”. Ngụ ý rằng, ong chần là loài hung dữ, độc tố mạnh đến nỗi đốt thần thánh ngã ngửa. Vậy nhưng, vì mưu sinh, không ít người chấp nhận đối diện với tử thần.

Trêu ngươi "thần chết"

07-34-42_tho_sn_ong_chn_chun_bi_vo_rung
Thợ săn ong chần chuẩn bị vào rừng

Hẹn mãi, tôi mới được ông Thắng, một người chuyên đi săn ong chần trú tại xóm chợ, xã Nam Hưng (huyện Nam Đàn, Nghệ An) cho đi theo. Ông Thắng nhìn tôi vẻ ái ngại: “Sợ chú không theo nổi rồi! Săn ong chần không nói chơi được đâu. Có khi thợ săn phải mất 2-3 ngày mới tìm được tổ của chúng. Rồi phải tìm bịt hết các lỗ thở trước khi đào tổ phòng khi chúng ra cùng lúc, vùi mặt không thấy đường đào tổ. Người không thạo việc đi theo, có khi chết oan như bỡn”.

Nói rồi, ông Thắng đưa tôi một bộ “quần áo giáp” để tránh bị đốt khi đối diện với ong chần.

Thợ săn ong chần cho biết, đây là loài ong đặc biệt, nọc kịch độc nên trang phục cũng đặc biệt. Bộ đồ rẻ nhất để đi săn ong chần cũng trên 1 triệu đồng. Chúng được may từ những tấm bạt dày, thậm chí phải 2-3 lớp chồng lên nhau, không có kẽ hở nào để ong có thể chui vào được. Trên phần mặt được may 2-3 lớp màn, tạo thành lớp màng có khoảng cách xa so với các bộ phận trên khuôn mặt, làm sao để người mặc vẫn thấy đường khi di chuyển, đào tổ.

07-34-42_bo_o_gip_cu_tho_sn_ong_chn
Bộ “áo giáp” của thợ săn ong chần

Sau khi tìm thấy ổ, thợ săn phải mặc “áo giáp”, dùng dây chun thắt chặt ở cổ chân, chân đi ủng buộc chặt, tay đi tất dày. Chỉ cần sơ suất để lộ một khe hở thì tính mạng thợ săn sẽ ngàn cân treo sợi tóc. Đối với loài hung dữ như ong chần, chỉ cần một vết đốt đã đủ khiến thợ săn phải lập tức phải nhập viện truyền nước giải độc. Người nào sức đề kháng tốt có thể qua khỏi nhưng cũng có người bị hoại tử từng mảng thịt. Còn nếu bị đốt nhiều vết thì gần như chết chắc.

Ông Thắng cuốn bộ đồ vào ba lô, bỏ thêm một chiếc cuốc nhỏ, cán ngắn đã được tháo rời, một túi thịt lợn hôm qua mua ngoài chợ về cất trong tủ lạnh, một chai nước uống. Săn ong chần có khi phải leo 2-3 ngọn núi nên bộ đồ nghề cũng phải tinh gọn nhất, chỉ đưa những thứ thiết yếu.

Từ Nam Hưng, chúng tôi ngược QL 46 về huyện Thanh Chương. Nhìn những ngọn đồi lô nhô phía bên kia đường mòn Hồ Chí Minh, ông Thắng quả quyết: “Vào khu vực khe Tràm, xã Thanh Thủy kiểu gì hôm nay cũng theo được một ổ. Ở đây, hai hôm trước chúng tôi theo một con ong mồi nhưng vẫn chưa tìm được. Loài ong này sau khi ngậm được mồi nhử sẽ bay vút lên trời cao về tổ, tránh sự theo dõi của thợ săn. Vì thế, theo được đến tổ của chúng rất khó khăn”.

Là nghề nguy hiểm, thường mỗi tổ săn ong có 3-4 người cùng đi để hỗ trợ lẫn nhau đề phòng bất trắc. Nhưng hôm nay, bạn săn có việc, lại đã cao tuổi, không đi săn đường xa được ông Thắng mới chấp nhận đi với tôi. Thường, đã là thợ săn ong chần thì ngay cả khi gặp ong mật rừng những người thợ này cũng bỏ qua. Họ có đam mê riêng, thích chinh phục loài ong hung dữ này. Ngoài ong chần thì khi gặp ong vang, ong vẽ, những người thợ này cũng bắt. Tuy nhiên, bắt ong vang, ong vẽ thường dễ hơn nhiều.

07-34-42_khong_gp_ong_chn_tho_sn_cung_co_the_sn_c_ong_vng_ong_ve
Không gặp ong chần, thợ săn cũng có thể săn cả ong vang, ong vẽ

Non nửa xóm chợ quê ông Thắng từ gần chục năm nay hành nghề săn ong chần. Mùa săn ong chần bắt đầu từ khoảng từ tháng 3 dương lịch, kéo đến gần cuối năm. Thợ săn ong chần đi bằng xe máy, thường bắt đầu săn từ Nghệ An vào đến tận Đà Nẵng. Họ kéo nhau đi thành từng đoàn như những biệt đội lữ hành.

“Chúng tôi đi bằng xe máy, săn đến đâu gửi xe, tư trang ở đó. Ngoài việc tự tìm đến tổ của chúng, nhiều người dân khi thấy tổ ong chần cũng báo cho chúng tôi vì họ sợ, không dám bắt cũng không thể đuổi đi được. Khi có hàng chúng tôi gọi cho đầu nậu đến thu mua. Đến khoảng gần cuối năm thì đội đi săn đã săn vào đến tận Đà Nẵng. Vào Đà Nẵng có khi đào được những tổ gần 20 kg. Có khi gặp ong dế, một loài ong còn dữ dằn và độc hơn cả ong chần, loài này gần như chỉ có ở Đà Nẵng thôi. Tất nhiên, giá tổ ong dế vì thế cũng đắt hơn cả ong chần”, ông Thắng tâm sự.

Chúng tôi vượt qua nhiều khe suối để đến được điểm cuối con đường vào khe Tràm. Hai chiếc xe cà tàng của tôi và ông Thắng ọ lên từng hồi để vượt qua những khe nước, con dốc. Trời vừa mưa xong, đường vào khe Tràm lầy lội, nhiều đoạn phải xuống đẩy xe nhích từng đoạn.

Đến một khe nước gần cuối con đường, ông Thắng chỉ lên núi cao trước mặt và cho biết, ngày hôm qua ông và bạn săn theo một con ong chần đến hết ngọn núi thì mất dấu.

Ông Thắng lấy trong túi ra một nhúm thịt lợn, sau đó lấy thanh tre dọc đường, chẻ đôi một đầu dắt miếng thịt vào ngồi gốc cây nhử ong. Chừng 30 phút sau, một chú ong chần thân đen vù đến. Ngửi thấy mùi thịt, chỉ trong thoáng chốc nó cắp miếng thịt bay đi trong khi chúng tôi chưa kịp định thần, giương máy chụp. Ông Thắng vơ vội chiếc ba lô, quần ống thấp, ống cao, mặt ngửng lên trời chạy theo ong mồi.

07-34-42_moi_cu_ong_chn_l_mieng_thit_nho_cm_vo_cnh_tre
Mồi câu ong chần là miếng thịt nhỏ cắm vào cành tre
07-34-42_di_theo_huong_ong_moi
Đi theo hướng ong mồi

“Khó chứ không phải dễ đâu chú ơi! Nó nhanh và tinh ranh lắm! Tìm được ổ của nó còn khó hơn mò kim đáy bể chứ chả chơi!”
 

Giá ong chần bao nhiêu?

Ông Thắng đem cho tôi xem những “chiến tích” mà đội thợ săn của ông đã từng làm được. Theo ông Thắng, thời điểm này tổ ong chần lớn nhất cũng chỉ khoảng trên dưới 10 kg. Đến khoảng tháng 8-9, có những tổ ong chần nặng phải đến 15-16 kg. Gặp những tổ như thế thì thợ săn ong chần “ăn đủ”.

Ong chần, ong vang, ong vẽ, ong dế sau khi bắt được, thợ săn thường để nguyên tổ. Đầu nậu đến thu mua sẽ cân cả tổ để tính tiền. Mỗi kg ong chần (cả tổ) được bán với giá trên 400.000 đồng; ong dế trên 500.000 đồng, ong vang, ong vẽ trên 200.000 đồng. Đặc điểm của những thợ săn ong chần là họ dùng dụng cụ để đào lấy nguyên tổ chứ không dùng lửa đốt nên ít xảy ra nguy cơ cháy rừng.

“Tôi cũng không biết họ mua về làm gì nhưng từ lâu lắm rồi, những thợ săn đất Bắc đã vào đây đi săn. Làng tôi lúc đầu đi theo họ học săn nhưng nay lành nghề cả. Ngày nào gặp may có khi một nhóm thợ săn 3-4 người có thể đào được 30-40 kg tổ ong chần. Nghe nói các đầu nậu thu gom, sau đó bán sang Trung Quốc, họ làm vị thuốc gì quý lắm. Dân ta thì ai dám mua tổ ong tiền triệu về nhắm rượu hả chú?”, ông Thắng cho biết thêm.

07-34-42_chien_tich_cu_mot_tho_sn_ong_chn_ti_x_thnh_thuy
Chiến tích của một thợ săn ong chần tại Thanh Thủy

Nói về sự nguy hiểm của nghề săn ong chần, một thợ săn tại xã Thanh Thủy cho biết, năm 2017, một thợ săn ong chần tại huyện Yên Thành vì sơ suất để thanh tre đâm thủng áo đã bị ong chần chui vào đốt đến chết.

“Săn ong chần không khác gì trêu ngươi thần chết. Đối với ong chần, đào hay đốt thì đều phải có đồ bảo hộ tiền triệu nếu không muốn chết oan. Dù là nghề nguy hiểm nhưng thu nhập cao, nhiều người lại đam mê nên tôi chưa thấy ai đã đi theo nghề này mà chịu bỏ cả”, một thợ săn ở xã Thanh Thủy cho biết.

(Kiến thức gia đình số 32)

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

  • Những 'bông hồng' trên mâm pháo
    Phóng sự 08/03/2024 - 06:30

    Đó là những nữ dân quân trẻ tuổi thuộc Đại đội pháo phòng không 37 ly ở Đồng Hới, Quảng Bình. Bất kể trong điều kiện thời tiết nào, họ vẫn hăng say luyện tập…

  • Thu hoạch tiêu, nghề nguy hiểm
    Phóng sự 06/03/2024 - 06:33

    Nghề hái tiêu nhìn bên ngoài có thể dễ dàng nhưng công việc luôn đứng trên thang cao, tai nạn có thể ập đến bất cứ lúc nào. Đây được xem là nghề nguy hiểm.

  • Gã họa sĩ lập dị móng tay dài cả mét
    Phóng sự 05/03/2024 - 09:08

    Sau hơn 30 năm nuôi móng tay, ông Huyền không thể tự chủ trong sinh hoạt hàng ngày nhưng lại là họa sỹ nổi tiếng vùng biển.

  • Độc đáo chuyện học trên đảo Hòn Chuối
    Phóng sự 04/03/2024 - 06:54

    Ngày mới tập làm quen với con chữ, học sinh của 'lớp học tình thương’ trên đảo Hòn Chuối được người thầy mặc áo lính tập trung dạy làm người, hình thành nhân cách…

  • Chuyện ông 'Thìn rồng' ở đền Đô
    Phóng sự 02/03/2024 - 06:00

    Về Từ Sơn, hỏi chuyện 'ông Thìn rồng', đứa trẻ lên 6 cũng tỏ tường bởi ông là người may mắn hai lần ghi được khoảnh khắc đám mây hình rồng trên đỉnh đền Đô.

  • Ngày hội của những chàng trai
    Phóng sự 01/03/2024 - 06:00

    Mới ngày nào, họ còn là những học sinh, sinh viên, hay lao động tự do, nay đã chỉnh tề trong bộ quân phục màu xanh, chuẩn bị lên đường làm nghĩa vụ quân nhân.

  • Nổi nênh nghề rọ tôm trên hồ Thác Bà
    Phóng sự 26/02/2024 - 10:05

    YÊN BÁI Nghề đan rọ tôm có lúc mai một bởi xuất hiện công nghệ đánh bắt hiện đại, nguồn tôm cá ít dần theo thời gian, nhưng bà con vẫn cần mẫn thủy chung với nghề.

Xem thêm
Uzbekistan mong muốn học hỏi kinh nghiệm Việt Nam trong sản xuất tơ tằm

Chiều 18/3, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tiếp ông Kasimov Elzat, Thứ trưởng Bộ Đầu tư và Thương mại Uzbekistan. 

Đồng Tháp đặt mục tiêu thành tỉnh kiểu mẫu trong xây dựng nông nghiệp sinh thái

Mục tiêu là biến Đồng Tháp trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp và trở thành trung tâm nông nghiệp, du lịch sinh thái của vùng ĐBSCL.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

149 dự án tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học năm học 2023-2024 có sự tham gia của 74 đơn vị, 149 dự án thuộc 21 lĩnh vực.